Phối hợp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hà Tĩnh
EmailPrintAa
20:52 12/04/2021

Sáng ngày 12/4/2021, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân(HĐND) tỉnh tổ làm việc với Sở VHTT-DL về thực hiện Nghị quyết số 93/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 93) trên địa bàn toàn tỉnh. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Phó Trưởng Ban Phụ trách Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì buổi làm việc

Cùng tham dự đại diện lãnh đạo các Ban, thành viên Ban Văn hóa - xã hội và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH – HDDND tỉnh.

Qua báo cáo, nhận thấy việc ban hành Nghị quyết về Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp, tỉnh Hà Tĩnh đã có những quyết sách quan trọng, đột phá, thiết thực và hữu ích nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh hiện nay.

Phó Giám đốc sở VHTT- DL Lê Thị Loan báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 93

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, các phòng, ban liên quan, căn cứ các nội dung của Nghị quyết để xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể; tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu các nội dung của Nghị quyết; đẩy mạnh công tác quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ đến tận cơ sở; chỉ đạo tăng cường các tiết mục Dân ca Ví, Giặm, Ca trù trong các chương trình văn hóa, văn nghệ, liên hoan nghệ thuật quần chúng; xây dựng kế hoạch kinh phí ngân sách hàng năm cho công tác bảo tồn di sản văn hóa, cho hoạt động của các Câu lạc bộ theo các nội dung của Đề án.

Hiện nay, Hà Tĩnh đã có 01 Nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và 17 Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Năm 2020, Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho 02 cá nhân và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho 08 cá nhân…

Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tình Nguyễn Th Thúy Nga: Cần đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của NQ93 đến thời điểm hiện tại, tù đó làm cơ sở để dự kiến mưc độ hoàn thành vào năm 2025 .

Đối với công tác tuyên truyền sở VHTT - DL đã lồng ghép tổ chức 02 cuộc tập huấn cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp huyện, thị xã, thành phố và công chức văn hóa các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Ngoài ra,  sở thực hiện 01 chương trình tuyên truyền trên sóng Đài Truyền hình Quốc hội. Đài PT-TH tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Trang truyền hình Văn hóa Hà Tĩnh thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền Nghị quyết .

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị phi vật thể về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tinh. Hiện nay đã có 165 CLB được thành lập: nhìn chung, các CLB đều cơ bản hoạt động khá tốt, được thành lập theo quyết định của xã, phường, thị trấn, có Ban điều hành, có điều lệ, quy chế, chương trình hoạt động…Tuy còn những khó khăn nhất định song hoạt động của các câu lạc bộ đã có sự lan tỏa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa văn hóa tinh thần của người dân.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ: Cần đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại Nghị quyết số 93 của Hội đồng nhân tỉnh, sở đã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Đến nay, tổng kinh phí bố trí từ ngân sách tỉnh là gần 5.829.000.000đ cho công tác phục dựng, quảng bá, số hóa di sản văn hóa Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ và hỗ trợ kinh phí thành lập mới, kinh phí duy trì hoạt động các câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ kinh phí hàng năm từ ngân sách huyện, ngân sách xã và nguồn xã hội hóa đã góp phần duy trì, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư và thế hệ trẻ trong trường học về tình yêu với các làn điệu Dân ca Ví, Giặm

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế về kết quả thực hiện Nghị quyết 93; đó là cần ra soát lại phục dựng không gian diễn xướng gắn với du lịch, xây dựng bảo tàng tỉnh; Quan tâm khôi phục, tôn tạo các di tích văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững theo chiều sâu; Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ hiện tại chưa có nhà trưng bày, bảo quản...

Phó Trưởng Ban VH- XH HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga phát biểu

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đánh giá cao sở VHTT- DL đã thực hiện Nghị quyết số 93/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời đề nghị sở thời gian cần quan tâm tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể: Cần đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa; rà soát lại xem có đối tượng nào cần bổ sung vào NQ 93; thu hút nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực di sản văn hóa chưa làm được. Ngoài ra, sở đưa các CLB Cà trù, Dân ca ví dặm, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường học nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử, truyền thống văn hóa của quê hương để chủ động, tự giác tìm hiểu, trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống. Sở cần quan tâm thành lập các CLB Ca trù, câu lạc bộ Trò kiều. Đặc biệt bảo tồn 02 di sản Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ; sớm hoàn thiện đề án quy hoạch Làng văn hóa du lịch Trường Lưu, Trung tâm di sản văn hóa Trường Lưu…Đối vơi những kiến nghị đề xuất của sở đoàn sẽ tổng hợp trình lên các cấp, ngành liên quan.

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc