Một số vấn đề trên lĩnh vự đào tạo nghề, giải quyết việc làm được giải trình cụ thể
EmailPrintAa
14:20 16/12/2021

Tiếp tục chất vấn liên quan đến lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội với các nội dung: kết quả rà soát đối tượng được hưởng các chính hỗ trợ người lao động; thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; kết quả xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trí Lạc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội  Nguyễn Trí Lạc cho rằng: Toàn bộ quy trình thủ tục hồ sơ thực hiện các chính sách  hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được triển khai công khai trên cổng thông tin điện tử và hướng dẫn đến tận người dân và doanh nghiệp. Hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện nhịp nhàng từ khâu thẩm định, soát xét hồ sơ, chống trùng hưởng chính sách và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các địa phương, đơn vị.Đến nay, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra, tổng số đối tượng được hưởng thụ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 116/NQ-CP Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ: 157.412 đối tượng; tổng kinh phí thực hiện 186.466 triệu đồng

Đối với chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày 10/12/201 đã có 54.018 đối tượng được hưởng thụ chính sách, tổng kinh phí thực hiện: 28.466 tỷ đồng.

Đại biểu Đào Thị Anh Nga, Tổ đại biểu huyện Lộc Hà

Đối với các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 103.394 lượt đối tượng được hưởng thụ chính sách, tổng kinh phí thực hiện 158.000 triệu đồng. Trong đó: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng, đã hoàn thành xong tháng 10/2021 đối với 4.039 đơn vị, doanh nghiệp (49.533 lao động được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp), kinh phí thực hiện: 28.600 triệu đồng.

Đối chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Ngành Bảo hiểm xã hội đã xây dựng 08 quy trình nội bộ, đẩy mạnh việc ứng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Đến nay, 53.861 lao động được phê duyệt hỗ trợ, kinh phí thực hiện: 129.400 triệu đồng. Trong đó: Số lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ: 48.526 người, đạt 99,95% tổng số đối tượng (0,05% số lao động còn lại do đang vướng một số thủ tục sẽ được tập trung xử lý giải quyết xong trước ngày 15/12/2021); đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đã có 5.335 người được hỗ trợ.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà Tân, Tổ đại biểu huyện Vũ Quang

Về thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021, việc tham mưu các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong bối cảnh vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, nhất là vấn đề đời sống và việc làm cho lực lượng lao động trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giám đốc Sở Nguyễn Trí Lạc cho biết: Xác định nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong ba đột phá chiến lược; là nền tảng của sự phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia, là nhân tố để Hà Tĩnh tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2021, Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực hiệu quả và tăng tính tự chủ về tổ chức bộ máy và tài chính. Trong 2 năm 2020 và 2021 do tác động của đại dịch Covid-19, số lao động đi làm việc nước ngoài và lao động đi làm việc ngoại tỉnh giảm, nhưng nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch nên các doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới; đồng thời thu hút nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc đang phải tạm dừng hoạt động sản xuất để thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội mở các cơ sở sản xuất vệ tinh tại Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn lao động địa phương vào làm việc theo hình thức gia công sản phẩm giản đơn. Với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của nhiệm kỳ qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53% năm 2015 lên 70% năm 2020 (hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII và vượt 5% so với chỉ tiêu bình quân chung cả nước) số học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định chiếm hơn 80%, năng suất lao động của người học nghề tăng 18%; cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 55,5% năm 2015 xuống còn 44% năm 2020.

Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong bối cảnh vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Theo thống kê của UBND các huyện, thành phố, thị xã, tính từ đầu năm 2021 đến 10/12/2021 toàn tỉnh có 56.893 người dân di cư từ địa bàn vùng dịch trở về địa phương nơi cư trú, trong đó có 29.231 di cư trở về trên địa bàn do giãn cách xã hội, mất việc làm. Hiện nay, đã có 8.582 lao động trở lại các tỉnh, thành phố làm việc sau khi tình hình dịch được kiểm soát; số lao động hiện còn ở lại trên địa bàn: 18.649 người.

Đến nay, các sở, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã khảo sát, lập danh sách và lên phương án đào tạo, chuyển đổi nghề cho 2.915 công dân hồi hương. Đồng thời, sở sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất phân bổ nguồn kinh phí từ Chương trình EPS-Hàn Quốc đã thu hồi về ngân sách tỉnh để tổ chức đào tạo nghề cho 2.100 lao động hồi hương, với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 7,35 tỷ đồng. Phối hợp tổ chức GIZ - Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo nghề cho 500 lao động bị mất việc làm do Covid-19, với kinh phí thực hiện 4.200 triệu đồng.

Đại biểu Thái Văn Sinh, Tổ đại biểu huyện Đức Thọ

Xung quanh vấn đề về kết quả xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đồng chí Giám đốc sở cho rằng: Trong 2 trận lũ lịch sử diễn ra vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2020, đã làm hơn 4.000 ngôi nhà của nhân dân bị hư hỏng, xuống cấp; nhiều công trình dân sinh bị phá hủy, tổng thiệt hại về kinh tế lên đến trên 5.300 tỷ đồng. Thông qua hoạt động kêu gọi của đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo 22 tỉnh và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 22 tỉnh đã có 40 nhà tài trợ tham gia ủng hộ, đóng góp nguồn lực cho Chương trình, với tổng kinh phí cam kết tài trợ: 222.207 triệu đồng. Trong đó: Các đơn vị, cá nhân ngoài tỉnh ủng hộ: 219.070 triệu đồng, chiếm 98,55%; số tiền lãi từ ngân hàng 1.127 triệu đồng, chiếm 0,56% tổng kinh phí. Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã đã huy động: 112.220 triệu đồng.Tổng cộng kinh phí tiền mặt huy động được để thực hiện chương trình thông qua Ban Chỉ đạo 22 và Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã là 334.427 triệu đồng….

Chất vấn Giám đốc sở Lao động, Thương binh và Xã hội, đại biểu Đào Thị Anh Nga, tổ đại biểu huyện Lộc Hà: Theo báo cáo của ngành quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 23.000 người, tăng trưởng16.7% với nhiệm kỳ 2011 -2015. đây là con số rất khả quan. Bởi mục tiêu chung ta đề ra giai đoạn 2021 -2025 cũng chỉ đạt 40.000 người, tức bình quân 20.000 người( theo KH 403 ngày 17/921 của UBND tỉnh về đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021 – 2025). Đề nghị Giám đốc sở cho biết con số 23.000 người được giải quyết việc làm mỗi năm đó có áp dụng theo Bộ chỉ số đánh giá  của sở Lao động, Thương binh và Xã hội không? Do ảnh hưởng  của dịch Covid 19 nên từ đầu năm đến nay lực lượng lao động các tỉnh trở về địa phương rất đông, theo báo cáo có gần 57.000 người, trong đó có hơn 29.000 người trở về do mất việc làm ngành có giải pháp gì?

Đại biểu Nguyễn Thị Hà Tân, Tổ đại biểu huyện Vũ Quang đề nghị ngành làm rõ về những khó khăn, bất cập ảnh hưởng quá trình thực hiện Nghị quyết 68/ NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao đông, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19, dẫn đến kết quả chưa được triệt để hoặc phủ hết đối tượng như mong muốn? Căn cứ nào để nói “lao động tự do, không có hợp đồng lao đông” thực hiện theo Quyết định 51/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành "Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2015" không lớn? Làm thế nào để không bỏ sót, khi nào thì đối tượng này được hưởng chính sách?

Đại biểu Trần Thị Hoa, Tổ đại biểu Thạch Hà

Đại biểu Trần Thị Hoa, Tổ đại biểu Thạch Hà yêu cầu ngành cần có giải pháp cụ thể vì hiện nay còn hơn 18 nghìn người đang mất việc sinh sống tại Hà Tĩnh, không nằm trong độ tuổi tuyển dụng của các xí nghiệp trên địa bàn, với vai trò tư lệnh ngành đã chuẩn bị giải pháp gì hỗ trợ những lao động này, để có việc làm giữ chân lao động, đảm bảo đời sống cho các lao động hiện nay.

Đại biểu Thái Văn Sinh, Tổ đại biểu huyện Đức Thọ: Tại thời điểm ngày lao động do ảnh hưởng covid 19 trên địa bàn, trong số 29000 người là công nhân về Hà Tĩnh đã làm việc trong các xí nghiệp, các nhà máy ở Miền Nam, trong đó có những người có tay nghề cao, đây là vấn đề quan trọng tạo nguồn lực, trong khi việc tuyển dụng lại các đối tượng này trên địa bàn khó; Vậy sở Lao động, Thương binh và Xã hội ngoài phân loại như trên đã phân lộ trình độ của 29.000 công nhân này theo mức độ loại hình thì mới có cơ hội giới thệu đúng địa chỉ?

Sau phần chất vấn của các đại biểu, xung quanh lĩnh vực này, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội  Nguyễn Trí Lạc đã giải trình các ý kiến chất vấn liên quan đến các vướng mắc về kết quả rà soát đối tượng được hưởng các chính hỗ trợ người lao động; thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm…

BBT

    Ý kiến bạn đọc