Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh: Làm việc với Sở Tài nguyên Môi trường
EmailPrintAa
07:58 02/12/2013

Chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVI, ngày 27/11/2013, Ban KTNS đã làm việc với Sở TNMT để nghe các báo cáo: điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020; kết quả thực hiện Nghị quyết 22/2011/NQ- HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh về Đề án phát triển quỹ đất phục vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2012- 2020; tình hình thực hiện bảng giá đất năm 2013 công tác xây dựng bảng giá đất năm 2014; tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 ngành TNMT. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban KTNS chủ trì cuộc làm việc.

Sau khi nghe các báo cáo nêu trên, các đại biểu tham dự nhất trí cao với những nội dung nêu trong báo cáo và tiến hành thảo luận, đóng góp các ý kiến như:

          Đối với Đề án phát triển quỹ đất phục vụ phát triển KT-XH hội giai đoạn 2012- 2020 hiện nay đã được UBND tỉnh triển khai. Tuy vậy sau gần 2 năm thực hiện nhưng chưa đạt được các mục tiêu, nội dung, tiến độ  theo yêu cầu của Nghị quyết. Phát triển quỹ đất để phục vụ phát triển KT-XH là chủ trương lớn của tỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai phục vụ phát triển KT-XH, làm tăng giá trị đất trên một đơn vị diện tích theo tinh thần Nghị quyết TW7, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết thông qua, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Nhưng trong điều kiện do ảnh hưởng  suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước khó khăn thị trường bất động sản bị đóng băng, giao dịch bất động sản rất hạn chế, đặc biệt là ngay khi ban hành, Nghị quyết chưa làm rõ được các nội dung, cơ chế chính sách và các giải pháp để tổ chức thực hiện trong đó cơ chế tài chính để thực hiện đề án còn thiếu đồng bộ giữa những qui định, quyết định mang tính qui phạm pháp luật và những qui định, quyết định mang tính cá biệt, thiếu thông nhất trong việc xác định nguồn thu ngân sách, chi phí đầu tư, bồi thường, GPMB, công tác hạch toán, quyết toán, tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất… Một số huyện, xã không phản ánh đầy đủ tổng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất vào NSNN làm ảnh hưởng dự toán thu NSNN hàng năm (năm 2102, 2013).

Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc họp

          Về báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020, Các đại biểu cho rằng: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến 2015, có xét đến 2020 phù hợp các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã có và yêu cầu thực tế của địa phương, đáp ứng các yêu cầu về quản lý TNKS hiện nay; tạo cơ sở phát triển mạnh, bền vững hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các mỏ khoáng sản VLXD cũng như bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy vậy, việc qui hoạch, điều chỉnh qui hoạch cần phải xem xét đến các yếu tố như tình hình phát triển KT-XH, từng giai đoạn, từng vùng, đặc biệt là gắn với các qui hoạch khác đảm bảo cảnh quan môi trường, xây dựng và phát triển đô thi, nông thôn, khu du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch biển…qui hoạch thành lập thị xã Hoành Sơn, Mở rộng thị xã Hồng lĩnh, đóng mỏ khu vực Thị xã Hồng Lĩnh…;

          Theo báo cáo tình hình thực hiện bảng giá đất năm 2013 công tác xây dựng bảng giá đất năm 2014, các địa phương đã xây dựng chi tiết 2.824 tuyến đường tăng 167 tuyến so với năm 2013 với 4406 điểm giá. Về cơ bản các đại biểu đồng tình với việc hầu hết các địa phương giữ nguyên giá như năm 2013, nhưng có 59 điểm giảm giá và có 210 điểm tăng giá theo giải trình là phù hơp. Việc tăng giá là do một số vùng đã có đầu tư hạ tầng còn giảm giá là do điều kiện, quy hoạch từng vùng.

          Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 ngành TNMT các đại biểu hết sức vui mừng và cho rằng để đạt được kết quả tốt, trong năm 2013 ngành TNMT đã rất nỗ lực, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

          Phát biểu kết thúc cuộc làm việc đồng chí Trưởng ban KTNS cho rằng: Sau khi nghiên cứu, trao đổi và thảo luận nhiều nội dung vướng mắc đã được làm rõ và chỉ ra được các giải pháp tưng đối cụ thể vì thế ngành TNMT cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đóng góp của đại biểu. Đồng thời, đồng chí yêu cầu ngành TNMT cần phối hợp các ngành tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách và các giải pháp phù hợp để thực hiện đề án, chấm dứt việc thực hiện thiếu thống nhất, chưa đúng qui định ở các địa phương ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách của tỉnh; cần có đánh giá cụ thể về việc thu đấu giá quyền sử dụng đất ở các địa phương để xây dựng điều chỉnh tỷ lệ điều tiết phù hợp đảm bảo thống nhất để trình kỳ họp HĐND sắp tới; Về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020 cần làm rõ Việc điều chỉnh qui hoạch, đóng một số mỏ khai thác phải đồng thời phải có các giải pháp phù hợp không làm ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư, các tổ chức cá nhân hoạt đọng trong linh vực khai thác vật liêu xây dựng; Qui hoạch cần phải thăm dò, xác định được trữ lượng mỏ, thời hạn khai thác phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương từng vùng, hạn chế tối đa cự ly vận chuyển từ mỏ đến nơi sử dụng, chế biến đồng thời Ngành cần phải tăng cương công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá, giao đất khai thác mỏ, xác định và làm rõ những khu vực nào đấu giá, khu vực nào không đấu giá và các biện pháp quản, lý cấp phép khai thác khoáng sản cần gắn với công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đảm bảo chống thất thu về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi phí đảm bảo hoàn trả môi trường sau hoạt động khai thác…; Khắc phục tình trạng hiện nay, việc thu hồi đất chưa quyết liệt dẫn đến nhiều dự án đã được cấp phép nhưng không đầu tư, thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ để tăng cường xử phạt hành chính, đẩy mạnh hoạt động thu phí những mõ sau khai thác nhưng chưa hoàn trả môi trường, hoàn trả lại mặt bằng; cần có chế tài trong quản lý các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, VLXD nhất là các công ty thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.


    Ý kiến bạn đọc