Cần ban hành cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới
EmailPrintAa
18:18 25/11/2021

Chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) khóa XVIII, sáng 25/11/2021, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới về tờ trình, dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025. Các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ; Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì cuộc làm việc.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Tư pháp; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.

Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG  xây dựng nông thôn mới Trần Huy Oánh báo cáo và giải trình một số nội dung làm việc

Tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mớ i (NTM) trình bày tờ trình và dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, để hoàn thành được mục tiêu Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cần phải thực hiện khối lượng lớn, như: có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tối thiểu 70% số thôn đạt chuẩn kiểu mẫu; tối thiểu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có tối thiểu 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thiện 10 tiêu chí cấp tỉnh. Để đạt được mục tiêu tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022 - 2025 là cần thiết.

Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga: hỗ trợ xây dựng chương trình xử lý nước thải sinh hoạt và nước sạch cho các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo trên toàn tỉnh

Dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025 gồm 4 chương, 19 điều, tập trung vào các cơ chế, chính sách: Xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách; Phá bỏ, di dời công trình vệ sinh 1 ngăn, 2 ngăn không hợp vệ sinh, xây dựng công trình vệ sinh tự hoại; Xây dựng thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; Phục hồi, nâng cấp mặt đường;

Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn: Việc ban hành Nghị quyết về Cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực bổ sung để xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đảm bảo điều kiện tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 là cần thiết. Cơ chế, chính sách cần lồng ghép và đồng bộ với cơ chế, chính sách nông nghiệp, nông thôn và các cơ chế, chính sách khác có liên quan.

Lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt cho các hộ gia đình thuộc xã chưa đạt chuẩn; Hỗ trợ kinh phí mua xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng cho các xã chưa đạt chuẩn; Thưởng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu….

Thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tinh Trần Quang Tuấn: Đối với cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, cần xem xét vấn đề cân đối nguồn lực và nội dung cơ chế, chính sách cụ thể để tạo nguồn lực cho các địa phương

Phát biểu tại cuộc làm việc, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách và các đại biểu tham dự cơ bản đồng tình với nội dung tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp. Đồng thời thảo luận, trao đổi, đề nghị một số nội dung như: xem xét mức hỗ trợ phục hồi nâng cấp mặt đường bê tông xi măng là 150km/1 năm; quy định rõ đối tượng hỗ trợ, ghi rõ các xã, phường, thị trấn vì hiện nay nhu cầu chỉnh trang các tuyến đường giao thông trong các phường. thị trấn là rất lớn để xây dựng đô thị văn minh; xem xét thêm đối với chính sách hỗ trợ kinh phí mua xi măng làm đường giao thông đối với đường liên xã …; quan điểm chung là xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất, hiệu quả, bền vững gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới ở vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ yêu cầu đơn vị tiếp thu ý kiến các đại biểu tham dự để tiếp tục hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga đánh giá cao sự chuẩn bị của Văn phòng NTM tỉnh về tờ trình, dự thảo nghị quyết một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu kết luận tại buổi làm việc

Đồng thời, đề nghị đối chiếu, so sánh với tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn; nghiên cứu bổ sung thêm đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách thu gom, xử lý rác thải... Và tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để bổ sung, điều chỉnh, sớm hoàn thiện tham mưu UBND trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh sắp tới.

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc