Đoàn giám sát “tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh" tại các xã thuộc huyện Thạch Hà và Huyện Kỳ Anh
EmailPrintAa
14:22 03/03/2014

Trong hai ngày, 26- 27/2/2014, Đoàn giám sát “ tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh" (do tổ chức CIDA – CANADA tài trợ) đã tiến hành làm việc với các tiểu ban quản lý dự án các xã Thạch Thanh (huyện Thạch Hà), xã Kỳ Tây, xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh). Tham dự có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Lãnh đạo Ban quản lý dự án phát triển nông nghiệp tỉnh, lãnh đạo thường trực HĐND, UBND các huyện, Lãnh đạo HĐND, UBND các xã. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc- Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì các cuộc làm việc.
Đoàn giám sát làm việc tại xã Thạch Thanh, Thạch Hà...

Tại tiểu ban quản lý dự án các xã Đoàn giám sát đã nghe lãnh đạo các tiểu ban quản lý dự án trình bày báo cáo, trực tiếp khảo sát thực tế các mô hình sản xuất, các công trình xây dựng qui mô nhỏ được dự án hỗ trợ, kiểm tra qui trình thủ tục hồ sơ, công tác tổ chức quản lý, điều hành dự án và phỏng vấn một số người dân khu vực hưởng lợi của dự án. Kết quả cho thấy: Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban quản lý dự án tỉnh, sự quản lý, giám sát chặt chẻ của HĐND, UBND huyện và các xã; sự đồng thuận và tham gia hưởng ứng tích cực của người dân các tiểu ban quản lý dự án cấp xã đã triển khai đồng bộ, kịp thời kế hoạch, tiến độ các hợp phần của dự án, bao gồm: Hợp phần 1: Hợp phần nâng cao năng lực của cán bộ và nhân dân; Hợp phần 2: Hợp phần đầu tư hỗ trợ sản xuất; Hợp phần 3: Hợp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

... và kiểm tra tuyến đường nâng cấp từ trạm bơm Sơn Vĩnh đến Phúc Lạc ( Thạch Hà)

Tại tiểu ban quản lý dự án xã Thạch Thanh huyện Thạch Hà: Về hợp phần 1: Xã đã phối hợp với tiểu ban quản lý dự án tỉnh, trung tâm khuyến nông, trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà Tĩnh tổ chức tập huấn cho 283 lượt người tham gia với các ngành nghề như: sử dụng máy cày, biến đổi khí hậu và môi trường, nghề trồng lúa, tập huấn về giới trong sản xuất nông nghiệp. Hợp phần 2, xã được trang bị 2 bộ máy tính, 1 ti vi, 1 âm ly phục vụ công tác khuyến nông; hỗ trợ 50% vốn cho 11 hộ  để mua 11 máy cày trị giá 393 triệu đồng; hợp phần 3, nâng cấp kênh tưới nước cho xóm Thanh Giang và Hương Lộc, tổng trị giá gần 1,3 tỷ đồng; nâng cấp đường qua các xóm từ đường 7 đến nghĩa trang Đồng Mô trị giá trên 1 tỷ đồng; đầu tư nâng cấp đường từ trạm bơm Sơn Vĩnh đến Phúc Lạc với tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng (dự án hỗ trợ 88% vốn).

Đồng chí Nguyễn Trí Lạc- Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách phát biểu tại xã Kỳ Tây

 Tại xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh), đã tiến hành tập huấn sử dụng máy cày cho 7 hộ; mở 2 lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cho 120 người; tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Hươu sinh sản cho 30 người; mở lớp tập huấn về môi trường và biến đổi khí hậu cho 60 người, tập huấn về giới trong sản xuất nông nghiệp cho 60 người; mở lớp dạy nghề ngắn hạn về chăn nuôi lợn cho 35 học viên. Từ nguồn hỗ trợ xã đã được trang bị một số thiết bị phục vụ cho công tác khuyến nông; phối hợp với Hội phụ nữ tĩnh hỗ trợ thành lập HTX sản xuất kinh doanh do phụ nữ làm chủ, đến nay đã cho 15 hộ vay mỗi hộ 10 triệu đồng với lãi suất 0,7%/ tháng; hỗ trợ mỗi máy 27.225.000 đồng cho 7 hộ mua 7 máy cày ( 75 % giá trị máy, mỗi máy trị giá 36.300.000 đồng); hỗ trợ 94, 5 triệu đồng cho 7 hộ chăn nuôi hươu ( mỗi hộ nuôi 2 con, trị giá mỗi cặp 13,5 triệu đồng); hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông thôn Minh Xuân trị giá 1,9 tỷ đồng; xây dựng kênh tưới nước thôn Minh Xuân – Trung Xuân giá trị 1,2 tỷ đồng; đường giao thông nông thông thôn Minh Xuân đi ra đường Tây Văn trị giá trên 1 tỷ đổng (dự án hỗ trợ 88% vốn).

Đoàn kiểm tra kênh tưới nước Minh Xuân thôn Minh Xuân – Trung Xuân, Kỳ Tây

Tại xã Kỳ Thượng (Huyện Kỳ Anh), hợp phần 1 đã hỗ trợ tập huấn sử dụng máy cày cho 10 người; kỹ thuật trồng và chăn sóc chè công nghiệp cho 40 lượt người; trồng trọt, chăn nuôi cho 60 người… Được trang bị 2 máy vi tính, 1 ti vi, 1 tăng âm. Hợp phần 2, phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ mô hình trồng chè cho 18 hộ với diện tích 3 ha với tổng kinh phí được hỗ trợ là 206,4 triệu đồng; mua 7 máy cày, trị giá mỗi máy 36,3 triệu đồng, tổng giá trị 254,1 triệu đồng ( dự án hỗ trợ 75 %, tương đương 190,5 triệu, 25 % do người dân đóng góp). Hợp phần 3, được hỗ trợ đầu tư nâng cấp đập Tùng Tròn thôn Tiến Thượng, tổng giá trị trên 1,8 tỷ đồng; đập Hóp thôn Phúc Môn, trị giá trên 1,1 tỷ đồng; kênh Cánh Diều thôn Tiến Thượng trị giá trên 1,1 tỷ đồng (tất cả các dự án hỗ trợ xây dựng nguồn CIDA 88%, 12% vốn đối ứng xã).

...và kiểm tra mô hình trồng chè xã Kỳ Thượng

Kết thúc các cuộc làm việc, đồng chí Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng: Các tiểu ban quản lý dự án cấp xã cơ bản dã chấp hành đầy đủ các qui định về tổ chức quản lý, giám sát thực hiện dự án theo cam kết, đảm bảo các cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước qui định, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đã tiến hành đúng nội dung tiến độ thực hiện các hợp phần của dự án; việc tập huấn, hỗ trợ sản xuất, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành cơ bản đúng với tinh thần dự án mong ước; đã có sự gắn kết giữa công tác tập huấn, dạy nghề với các mô hình sản xuất được hỗ trợ, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ và nhân dân cấp xã, có tác động tích cực trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đã mang lại hiệu quả rõ rệt, hỗ trợ tốt cho người dân trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt.. xây dựng và phát triển kinh tế vùng nông thôn. Tuy nhiên, đồng chí cho rằng, vẫn còn một số tồn tại hạn chế trong thời gian tới cần sự quan tâm của cấp uy chính quyền địa phương các cấp trong công tác tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động của dự án, đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các nội dung hoạt động của dự án theo tinh thần đã được cam kết. Thứ 2 là nguồn lực tài chính và các nội dung hoạt đông của dự án là một trong những nguồn lực với hình thức tổ chức quản lý mang tính khoa học góp phần quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM vì vậy, cần phải tổ chức lồng ghép với các nguồn lực từ các chương trình khác trên địa bàn như: Hoạt động khuyến nông, khuyến công, hoạt động đào tạo nghề theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn CTMTQGXDNTM (đặc biệt là hợp phần đào tạo, dạy nghề)… đảm bảo không trùng lặp, lảng phí nhằm phát huy hiệu quả cao nhất nguồn lực và cách thức tổ chức quản lý của dự án. Riêng các tiểu ban quản lý dự án cần tăng cường năng lực công tác tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, chế độ báo cáo hoạt động đầu tư xây dựng, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư… công tác lập hồ sơ, quản lý cơ sở dữ liệu, công tác lập kế hoạch có sự tham gia, đặc biệt là công tác kế toán và quyết toán tài chính, ngân sách của dự án gắn với việc nâng cao trình độ quản lý tài chính, ngân sách cấp xã… Trong thời gian tới Đoàn giám sát tiếp tục giám sát một số tiểu ban quản lý dự án cấp xã, các tiểu ban quản lý dự án thuộc Trung tâm khuyến nông, Hội phụ nữ tỉnh…


    Ý kiến bạn đọc