Giám sát chuyên đề về công tác quản lý quy hoạch, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân
EmailPrintAa
17:05 22/05/2015

Ngày 21/5/2015, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đã thực hiện chương trình giám sát chuyên đề “Công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản” trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Sau khi đi thực tế tại các điểm mỏ, Đoàn giám sát đã làm việc với UBND huyện, các đơn vị khai thác mõ trên địa bàn để nghe (1) Báo cáo công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai đoạn 2011 - 2015; (2) Tình hình kết quả hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản của một số đơn vị khai thác mỏ (Tổng công ty hợp tác kinh tế, Công ty Cổ phần Hoàng Hà); Tham dự buổi làm việc có thành viên đoàn giám sát và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Lãnh đạo sở LĐTB&XH, sở Công thương, TT HĐND, Lãnh đạo UBND và các phòng, ban chuyên môn huyện Nghi Xuân, Lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng, Xuân Lĩnh. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Trưởng Ban KT&NS HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai đoạn 2011-2015 có 25 đơn vị có giấy phép hoạt động (16 mỏ đá, 8 mỏ đất, 1 mỏ sét). Thực hiện quy hoạch VLXD thông thường theo Nghị quyết số 74/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013, Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 6/2/2014 trên địa bàn huyện Nghi Xuân đến nay được quy hoạch 4 điểm (2 điểm đá xây dựng với diện tích 79 ha, tài nguyên 27.600 m3 đá (Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân Liên); 1 điểm sét gạch ngói với diện tích 10ha, 200m3 (Cổ Đạm); 1 điểm đất san lấp diện tích 15 ha, 1.250 m3(Xuân Liên). Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện có 7 mỏ đá đang khai thác tại Xuân Hồng, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Xuân Viên.


Đoàn khảo sát thực tế tại Mỏ đá Tổng công ty hợp tác kinh tế Quân Khu 4

Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân

 Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn đã được Hội đồng nhân dân, UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc. UBND huyện đã quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật hoạt động khoáng sản đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức các cấp và toàn thể nhân dân; tổ chức thực hiện nghiêm các thông báo, hướng dẫn, chỉ thị của UBND tỉnh,  Ban hành nhiều văn bản hướng dẩn chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị gắn với công tác kiểm tra, giám sát; Thực hiện, phối hợp thực hiện trong công tác qui hoạch, điều chỉnh qui hoạch, thăm dò cấp phép, gia hạn giấy phép, đóng cửa mỏ, kiểm tra giám sát, tổ chức thực hiện phục hồi môi trường... đảm bảo qui trình thủ tục theo qui định pháp luật; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo thẩm quyền... Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế HĐND huyện đã tổ chức giám sát về công tác cấp phép, quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến tháng 4 năm 2014.

 Hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản của một số đơn vị đã có chuyển biến tích cực, đã chấp hành nghiêm chế độ chính sách pháp luật về đóng nộp ngân sách nhà nươc, hỗ trợ chính quyền và nhân dân vùng khai thác mỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng,  từng bước thực hiện nghiêm các qui định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, chế độ chính sách đối với người lao động.

... Tại công ty CP Hoàng Hà, Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuấn

 

 Tuy vậy, hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, còn nhiều hạn chế, công tác qui hoạch, kế hoạch, hoạt động thăm dò, khai thác, cấp phép hoạt động khoáng sản còn nhiều bất cập, các tổ chức cá nhân doanh nghiệp vẫn còn vi phạm các qui định của nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản gây lảng phí tài nguyên, thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, thất thu Ngân sách, nghiêm trọng hơn là đe dọa đến quyền lợi và tính mạng của người lao động. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra (khai thác cát trên sông Lam, khai thác trái phép đất có chứa sa khoáng Ilmenite trên địa bàn xã Cương Gián; khai thác đất, cát trái phép xã Xuân Lĩnh, Xuân Hồng; Xuân Liên, Cổ Đạm…), các đơn vị khai thác mỏ đá chấp hành không nghiêm qui trình kỷ thuật khai thác, không theo thiết kế được phê duyệt, nguy cơ mất an toàn trong hoạt động khai thác, không phân tầng cắt lớp, không có biển hiệu, biển báo khu vực khai thác, hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, chưa chú trọng về an toàn lao động, thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường chưa đúng với Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường; chấp hành báo cáo hoạt động khai thác về sản lượng tài nguyên, về chế độ chính sách, bảo hộ lao động, huấn luyện an toàn lao động, đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan chức năng thiếu nghiêm túc;

 Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của huyện Nghi Xuân trong công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời đề nghị huyện, các đơn vị liên quan thời gian tới cần lưu ý một số vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tăng cường công tác phối hợp quản lý thuế, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác mỏ; Các doanh nghiệp, đơn vị khai thác khoáng sản cần chấp hành nghiêm qui trình kỷ thuật khai thác, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo với các cơ quan chức năng trước hết và trực tiếp là chính quyền cấp xã, về qui hoạch kế hoạch khai thác, kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đúng quy định pháp luật; đối với những mỏ phải dừng khai thác theo quyết định phải sớm xây dựng phương án để sớm ổn định sản xuất, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đề án đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường... Bên cạnh đó Trưởng đoàn giám sát đã đi sâu phân tích những tồn tại, hạn chế, chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này và đưa ra nhiều giải pháp để các cấp, ngành, đơn vị thực hiện tốt hơn công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản. Đặc biệt tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách, phục hồi điểm mỏ, hoàn trả môi trường khi chấm dứt khai thác…Các ý kiến phát biểu của các đại biểu, các kiến nghị đề xuất của UBND huyện, xã, các đơn vị chủ mỏ sẽ được Đoàn giám sát tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh, làm việc với UBND tỉnh và các ngành liên quan để có phương án, giải pháp căn cơ, hữu hiệu hơn cho những năm tiếp theo.


    Ý kiến bạn đọc