Hoàn thiện các nội dung trình Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII
EmailPrintAa
21:23 15/10/2021

Chiều 15/10/2021, Các đồng chí: Trần Văn Kỳ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Thúy Nga- Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc của Ban với Sở Kế hoạch - Đầu tư và UBND thành phố Hà Tĩnh về các nội dung trình Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII

Cùng dự có các đồng chí: Hà Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Thường trực; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan.

Giám đốc sở Kế hoạch & Đầu tư Trần Việt Hà giải trình các nội dung liên quan về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư đã trình bày báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; theo đó, trên cơ sở quán triệt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX và tình hình thực tiễn của địa phương, các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công; giai đoạn 2021 - 2025 cần tập trung ưu tiên đầu tư theo 3 nhóm nhiệm như sau: Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, năm chương trình trọng điểm và ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư công; đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; Đảm bảo cân đối đủ nguồn lực để thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách của địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025.

Qua tổng hợp dự kiến tổng nhu cầu đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 -2025 của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh là 70.213 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến đưa vào phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 25.737,561 tỷ đồng (trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương là 11.672,700 tỷ đồng. vốn ngân sách Trung ương 14.064,861 tỷ đồng)…

Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu giải trình nội dung  về  Đề án “Xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng BTB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Cũng tại cuộc làm việc, đại biểu đã nghe lãnh đạo UBND thành phố Hà Tĩnh báo cáo Đề án “Xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Đề án nêu rõ mục tiêu là đến năm 2025, xây dựng trên tinh thần định hướng phát triển đô thị của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 có quy mô phù hợp, tạo các nền tảng để phát triển kinh tế- xã hội hướng tới xây dựng thành phố thông minh, hiện đại, từng bước trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Tầm nhìn đến năm 2030, trở thành một đô thị tỉnh lỵ có kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ tới các khu vực đô thị và nông thôn trong toàn tỉnh. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh có quy mô, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, cụ thể như sau:

Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn Bài toán “Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hà Tĩnh”: bản chất là cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - NSNN, trong đó, nguồn thu từ tiền đất phát sinh trên địa bàn thành phố được để lại 100% sau khi xác định số tiền đất phần ngân sách tỉnh hưởng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Số tiền đất còn lại do thành phố quyết định (sau khi được UBND tỉnh quyết định danh mục) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố

Đối với tiền sử dụng đất đối với 03 khu hạ tầng: Hạ tầng dân cư Đồng Bàu Rạ; Hạ tầng khu dân cư phía Nam đường Nguyễn Du, phường Thạch Quý; Hạ tầng dân cư Tổ 4, 7, phường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh: ngân sách thành phố Hà Tĩnh hưởng 100%; đầu tư xây dựng một số khu đất xen kẹt trong các khu dân cư để thực hiện chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng; đầu tư hạ tầng và thực hiện đấu giá một số khu đất gắn với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối giữa khu vực trung tâm với các phường, xã vùng ven.. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất các qũy đất còn lại, sau khi trừ chi phí đầu tư (bao gồm bồi thường, GPMB và đầu tư xây dựng hạ tầng)….

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Văn Trọng đề nghị  đánh giá kỹ và xem xét tổng thể nhu cầu đầu tư cân đối với khả năng huy động, cân đối nguồn vốn để thực hiện hiệu quả

Tại cuộc làm việc, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách và các đại biểu tham dự cơ bản đồng tình với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nội dung các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; đồng thời tập trung thảo luận một số nội dung liên quan đến: mục tiêu, định hướng đầu tư; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn; phương án phân bổ nguồn ngân sách; giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025…

Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu kết luận tại cuộc làm việc

Kết luận cuộc làm việc,  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thi Thúy Nga ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, tờ trình, đề án của các đơn vị. Đồng chí đề nghị: Về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đề nghị đánh giá kỹ và xem xét tổng thể nhu cầu đầu tư cân đối với khả năng huy động, cân đối nguồn vốn để thực hiện hiệu quả.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị sở Kế hoạch & Đầu tư  và UBND thành phố tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, rà soát lại số liệu, nội dung trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu, sớm hoàn thiện các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để phục vụ tốt cho kỳ họp HĐND sắp tới

Đối với đề án Xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,  đồng chí cho rằng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển thành phố Hà Tĩnh phải đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả tỉnh, ưu tiên cao nguồn lực cho thành phố nhưng cần đảm bảo sự hài hoà với các địa phương khác; việc xây dựng phương án sử dụng nguồn lực, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2022-2025 và sau năm 2025, trong đó cần có dự kiến lộ trình thực hiện cụ thể để đảm bảo việc hiệu quả của các cơ chế chính sách, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; rà soát, dự kiến số thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2021-2025 theo từng nguồn thu, phân kỳ từng năm để có cơ sở xem xét tỷ lệ % phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất cho các cấp ngân sách gắn với nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của đề án.

Đồng thời, yêu cầu sở Kế hoạch & Đầu tư  và UBND thành phố Hà Tĩnh tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, rà soát lại số liệu, nội dung trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu, sớm hoàn thiện các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để trình Kỳ họp HĐND sắp tới.

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc