Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo báo cáo giám sát
EmailPrintAa
14:57 16/11/2013

Ngày 15/11/2013, Đoàn giám sát “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh về đề án “Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 132)” đã tổ chức họp để hoàn thiện báo cáo trình kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVI. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng ban kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc

Thực hiện Quyết định số 61/QĐ-HĐND ngày 19/9/2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh. Đoàn giám sát đã xây dựng kế hoạch, đề cương, hệ thống biểu mẫu yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và một số công ty, hợp tác xã, tổ đội hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn báo cáo tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các báo cáo đoàn trực tiếp làm việc với các sở, ngành, các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thành phố Hà Tĩnh, các Công ty (Công ty TNHHMTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, TNHH MTV Môi trường đô thị Hồng Lĩnh, TNHH TVXD QL môi trường đô thị Kỳ Anh) và một số HTX hoạt động trên lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải; thực hiện khảo sát tại một số bãi rác trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban KTNS, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc

Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND được ban hành thông qua tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khóa XV là cấp thiêt đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển nhanh bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái. Trong điêu kiện tỉnh ta với nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đang được đầu tư, xây dựng với qui mô lớn cả chiều rộng, và cả chiều sâu, thực hiện các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành NN&PTNT, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Tốc độ phát triển kinh tế, mật độ dân cư tập trung và tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở mức độ cao trên phạm vi toàn tỉnh. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, hóa chất độc hại nguy cơ gây ô nhiểm môi trường cần được thu gom xử lý tăng nhanh.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực, bước đầu đã thực hiện được công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; xây dựng, củng cố và nâng cao được hệ thống tổ chức quản lý, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải ngày càng được nâng cao, tầng bước nâng cao tỷ lệ rác thải được xử lý triệt để không gây ô nhiểm, độc hại đến môi trường.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 43,0% (đô thị đạt 90,1%, vùng nông thôn đạt 33,4%), với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên toàn tỉnh là 490,81 tấn/ngày và tăng thêm 14,4% so với năm 2010; bình quân mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư khoảng 1.142 tấn/ngày tương đương với 416.784 tấn/năm. Trong đó chỉ khoảng 33% khối lượng chất thải rắn thu gom được xử lý bằng biện pháp chế biến thành phân hữu cơ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Toàn tỉnh hiện có 01 nhà máy chế biến phân hữu cơ và 04 bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành đảm bảo tiêu chuẩn, còn lại các bãi chôn lấp ở các đô thị khác chưa đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, vì vậy gây nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Riêng nhà máy chế biến phân hữu cơ tại xã Cẩm Quan chính thức đi vào hoạt động năm 2012 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, xử lý rác thải tại địa bàn thành phố và các vùng phụ cận (tỷ lệ chôn lấp chỉ còn 3%); Ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp các loại phát sinh năm 2012 là 83.381 tấn, 6 tháng đầu năm 2013 là 45.025 tấn; Hàng năm tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh là 136 tấn/năm, trong đó khối lượng được xử lý là 115 tấn/năm, đạt 84,1%;

Toàn tỉnh hiện có 20 xe chở rác chuyên dụng, 65 xe tải cải tiến chở rác các loại và 1.399 xe đẩy tay thủ công; có 03 đơn vị thực hiện dịch vụ công về vệ sinh môi trường, cây xanh, công trình đô thị với mô hình “Công ty TNHH” hoạt động theo luật doanh nghiệp, trong đó một đơn vị công ty tư nhân; toàn tỉnh đã có 135 đơn vị trong đó có 97 hợp tác xã và 38 tổ, đội, thu gom chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng khoảng 339,86 tấn/ngày (chiếm 69,5% tổng lượng thu gom). Tổng số kinh phí cấp tỉnh đã cấp phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn từ năm 2011-2013 là: 174.773 triệu đồng; Tổng số kinh phí cấp huyện, xã đã cấp phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn đến tháng 10/2013 là: 25.332 triệu đồng...

Báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế như: việc triển khai đề án còn chậm; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Ý thức của một bộ phận nhân dân còn thấp; các điểm tập kết, trung chuyển rác đầu tư xây dựng còn hạn chế; phương tiện trang thiết bị vận chuyển chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ thu gom, xử lý còn thấp; sự phân công, phân cấp giưa các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị còn hạn chế, thiếu thống nhất; mức thu thấp phí vệ sinh thấp, công tác tổ chức thu quản lý sử dụng không được hướng dẫn; nguồn hỗ trợ từ ngân sách các cấp còn hạn chế; quy trình, thủ tục, hồ sơ, quy chế thành lập và tổ chức hoạt động của HTX, tổ, đội vệ sinh môi trường chưa thống nhất, hoạt động của các đơn vị thu gom, xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động rất thấp.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trưởng ban KTNS cho rằng: qua giám sát và thảo luận tại cuộc họp, Đoàn giám sát đánh giá cao và tiếp thu đầy đủ những ý kiến đóng góp của các sở, ngành, các đại biểu dự họp.

Đồng thời, đồng chí cũng chỉ ra, và nhấn mạnh thêm một số tồn tại hạn chế như: các quy hoạch khu xử lý, điểm thu gom còn bộc lộ nhiều hạn chế; Công tác tổ chức thu gom rác thải thiếu đồng bộ với việc qui hoạch, xây dựng các điểm trung chuyển, các khu xử lý; Rác thải thu gom không được xử lý hoặc xử lý chậm diễn ra trên diện rộng, một số bãi rác chôn lấp đã qua tải gây ô nhiễm nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh (Bãi rác thị trấn nghèn Can Lộc, thị trấn Kỳ Anh...); Qui định, qui chế quản lý chất thải rắn theo qui định của Chính phủ, Bộ ngành TW chưa được làm rõ và chậm được ban hành; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo qui định của chính phủ không được triển khai, cần có Nghị quyết về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; qui định, hướng dẫn công tác tổ chức thu, đối tượng nộp, cơ quan quan lý và đơn vị sử dụng phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; việc trang bị xe chuyên chở rác còn chưa hợp lý, cần có xe chuyên dụng; cơ chế chính sách, nguồn lực đảm bảo cho các đơn vị HTX hoạt động trên lĩnh vực này còn chưa rõ nên các HTX gặp khó khăn; thời gian tới UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành các cấp tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 132, trên cơ sở đó tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các ngành các cấp, các cơ quan đơn vị trong quản lý chất thải rắn, cần tiếp tục xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm của toàn thể nhân dân; đặc biệt tại các làng, xã cần đưa nội dung Nghị quyết vào các hương ước làng xã để thực hiện triệt để các nội dung mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra. Đoàn giám sát tiếp tục chỉnh sửa hoàn chỉnh báo cáo trình hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp tới./.


    Ý kiến bạn đọc