Một năm với những thành tích đáng ghi nhận
EmailPrintAa
10:24 27/01/2014

Trong năm 2013, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường công tác giám sát tại các địa phương, đơn vị, giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, kịp thời phát hiện những vướng mắc để đề xuất giải pháp tháo gỡ. Nhiều kiến nghị của Ban được UBND tỉnh và các cấp, các ngành kịp thời giải quyết, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Để đạt được kết quả đó, trong năm qua Ban đã tích cực đổi mới phương pháp làm việc; phân công thành viên Ban theo dõi từng lĩnh vực là thế mạnh của thành viên đó; gắn giám sát với những vấn đề bức xúc trong dư luận, theo dõi sát sao việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị, từ đó chất lượng hoạt động không ngừng được nâng cao.

Trong năm, Ban đã phối hợp với Thường trực và các Ban HĐND tỉnh chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 7, thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVI. Ban trực tiếp thẩm tra và cho ý kiến về các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh trình tại các kỳ họp. Nhìn chung, các báo cáo thẩm tra của Ban đã thể hiện ý kiến tập thể, phân tích, đưa ra những cơ sở pháp lý quan trọng được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung và hình thức, có đầy đủ căn cứ để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Nhằm đánh giá công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng chức danh cán bộ công chức xã và người hoạt động không chuyên trách thôn, xóm, tổ dân phố; kết quả thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố sau khi có Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Nghị quyết 131/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh. Ban đã tổ chức giám sát chuyên đề về: “Tình hình, cơ cấu chức danh, chất lượng cán bộ công chức xã, phường, cơ sở gắn với thực hiện Nghị định 92 và việc sáp nhập, điều chỉnh quy mô thôn, xóm, tổ dân phố”. Qua giám sát ban cho rằng: UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện, theo đó nhiều huyện thị, thành phố đã chủ động xây dựng đề án tổ chức bộ máy và ban hành quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn, chỉ đạo các xã triển khai thực hiện đúng theo quy định. Việc sáp nhập, điều chỉnh quy mô thôn xóm, tổ dân phố được triển khai đồng bộ tạo được sự đồng thuận của đại đa số cử tri và nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng cán bộ công chức ở nhiều đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn, số công chức trẻ mới được tuyển dụng tuy có trình độ chuyên môn nhưng năng lực thực tiễn còn hạn chế, nắm bắt tình hình thực tế kém, ít thông thạo địa bàn... Quá trình thực hiện chủ trương sáp nhập, điều chỉnh quy mô thôn xóm, một số địa phương triển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong nhân dân chưa được quan tâm đúng mức; sau sáp nhập, điều chỉnh cơ sở hạ tầng như nhà văn hóa, mạng lưới thông tin không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; chế độ, chính sách cho cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố còn bất cập.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc Thanh tra tỉnh

 

Để đánh giá kết quả, hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; làm rõ vai trò và tác động của thanh tra đối với quản lý kinh tế - xã hội, phòng chống tham nhũng ở địa phương. Ban đã tiến hành giám sát chuyên đề “Tình hình, kết quả thanh tra về kinh tế xã hội và việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra từ 2011 - 2013”. Kết thúc đợt giám sát, Ban nhận thấy: Công tác thanh tra cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đặt ra, nhiều lĩnh vực nhạy cảm đã được tập trung thanh tra như: quản lý đầu tư xây dựng, tài chính, ngân sách, đền bù giải phóng mặt bằng. Từ năm 2011 đến hết tháng 9 năm 2013, thanh tra các cấp đã phát hiện sai phạm 136.580,3  triệu đồng; kiến nghị xử lý: thu hồi 60.054,2  triệu đồng, cắt giảm không thanh toán giá trị khối lượng 53.473,2 triệu đồng, xử lý khác 22.533,5 triệu đồng, thu về công quỹ 666,4 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính gần 3.000 trường hợp với số tiền 5.042,1 triệu đồng; kiến nghị xử lý 6.473.429,77m2 đất sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả; thu hồi 07 quyết định tuyển dụng viên chức ngành giáo dục có sai phạm (cấp THCS và Tiểu học); chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý 04 vụ việc có vi phạm nghiêm trọng.

Ngoài ra, Ban đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tổ chức trên 40 cuộc khảo sát, làm việc để nắm thông tin về: công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố; công tác xét xử và thi hành án; tổ chức bộ máy và biên chế; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và một số hoạt động thuộc lĩnh vực nội chính khác. Trong năm 2013, Ban đã tiếp nhận 122 trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân, đã chuyển đến UBND tỉnh và các ngành chức năng giải quyết theo thẩm quyền.

Năm 2013, ngoài việc phối hợp với Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND tỉnh     chuẩn bị và thống nhất nội dung, chương trình các kỳ họp HĐND tỉnh, Ban Pháp chế đã thẩm tra các báo cáo: Thẩm tra các Báo cáo của UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và cả năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2014; thẩm tra báo cáo kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí 6 tháng và cả năm 2013, nhiệm vụ năm 2014; thẩm tra báo cáo kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục thi hành án dân sự tỉnh 6 tháng đầu năm và cả năm 2013; nhiệm vụ năm 2014; thẩm tra Đề án “Hoàn thành đo vẽ bản đồ, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”; thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013, kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2014; thẩm tra đề án và trình Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính các xã liên quan đến Dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, huyện Vũ Quang; đề thẩm tra các Báo cáo, Đề án, Ban đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các ngành, địa phương có liên quan, xem xét nội dung các báo cáo, đề án và yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo, cung cấp thông tin và giải trình rõ thêm các vấn đề cần thiết. Ý kiến thẩm tra của Ban trình ra HĐND tỉnh được chuẩn bị kỹ, có đầy đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn; nêu rõ quan điểm, được HĐND và các cơ quan đồng tình cao.

Một số phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

Thời gian qua, thành tích đạt được là đáng ghi nhận nhưng Ban Pháp chế và các thành viên Ban đều nhận định rõ trong hoạt động của Ban còn một số hạn chế cần khắc phục để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Một số hạn chế được Ban chỉ ra như: Một số ít thành viên, do áp lực và chi phối của nhiệm vụ chuyên môn, tham gia chưa được đầy đủ các hoạt động tập thể của Ban; việc thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát, thẩm tra của Ban chưa thường xuyên nên chất lượng một số cuộc giám sát, làm việc chưa cao; việc theo dõi, giám sát các cơ quan hữu quan trong việc xử lý, giải quyết đối với một số ý kiến, kiến nghị của Ban có lúc chưa kịp thời.

Từ việc xác định rõ hạn chế trên, Ban xác định rõ trong năm 2014 cần tập trung giám sát một số nội dung chuyên đề sau: Giám sát kết quả kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2011 đến năm 2014; theo đó giám sát tính hợp Hiến, hợp pháp của Văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp ban hành; giám sát chuyên đề về hoạt động xét xử của TAND 2 cấp; tiếp tục theo dõi, giám sát trên các lĩnh vực: Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; trật tự an toàn giao thông; công tác quốc phòng, quân sự địa phương; tổ chức bộ máy và biên chế; công tác thanh tra, tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản; quản lý thị trường; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; Giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp về công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác; tổ chức các cuộc khảo sát, làm việc với các ngành, đơn vị liên quan để nắm thông tin, chuẩn bị tốt nội dung của các Kỳ họp HĐND tỉnh; tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của Ban và ý kiến cử tri, ý kiến chất vấn đại biểu thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban; ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu thực tế của địa phương, ý kiến kiến nghị của đại biểu và cử tri, Ban Pháp chế sẽ tổ chức giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn luật địnhới  T


    Ý kiến bạn đọc