Tăng cường công tác phối hợp, bảo đảm phòng, chống cháy rừng đạt hiệu quả cao nhất
EmailPrintAa
10:49 08/04/2013

 

Ngày 05/4/2013, ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ để giám sát tình hình triển khai công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng năm 2013 và kết quả thực hiện Nghị quyết 33/2012 của HĐND tỉnh về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí thành viên ban Pháp chế, Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, HĐND, Thường trực HĐND, UBND huyện Cẩm Xuyên. Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu, Trưởng ban chủ trì buổi làm việc.

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (được sát nhập từ 3 đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà, ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ từ tháng 7/2012) là một đơn vị sự nghiệp công lập, được giao nhiệm vụ bảo vệ, phát triển 49.883,3 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 21.758,8 ha rừng đặc dụng, 16.828,7 ha rừng phòng hộ nằm trên địa bàn hành chính của 24 xã thuộc 4 huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Thạch Hà. Với một địa bàn quản lý rộng, giao thông đi lại khó khăn, rừng tiếp giáp với khu dân cư nhiều, trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng thiếu, số lượng trạm giảm từ 19 xuống còn 19 trạm, nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, lao động nên công tác quản lý, bảo vệ rừng năm 2012 và 3 thnág đầu năm 2013 đã có những chuyển biến tích cực, tình hình khai thác vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép có chiều hướng giảm đáng kể, các vụ cháy rừng sớm được phát hiện và cứu chữa kịp thời, các vụ lấn chiếm đất rừng giảm. Công tác phát triển rừng luôn là đơn vị được sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đánh giá cao, nhất là phát triển rừng thuộc chương trình dự án 327,661 và công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng … đã nâng độ che phủ rừng lên 98%. Công tác  bảo vệ, phòng chống cháy rừng được Lãnh đạo Ban quản lý đặc biệt quan tâm; trong thời gian qua đã kiện toàn Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách gồm 27 đồng chí, sắp xếp bố trí lực lượng bảo vệ rừng ở các trạm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc, 3 tháng đầu năm 2013 đã phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ 10 vụ vi phạm lâm luật; tổ chức phát thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông những khu vực trọng điểm, vơi diện tích gần 500 ha … Đối với việc thực hiện Ngị quyết 33 của HĐND tỉnh, sau khi sát nhập theo đề án của tỉnh, Ban đã tiến hành rà soát, ký lại hợp đồng giao khoán đất rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 01 và 135 của Chính phủ; công tác rà soát cắt chuyển rừng và đất lâm nghiệp về cho địa phương quản lý đang được tích cực triển khai, tổng số diện tích đề nghị cắt chuyển đã được rà soát là 4.380 ha/ 6.399 ha so với Đề án 2311, số còn lại đề nghị không cắt chuyển …

Đồng chí Trần Công Trường - Phó giám đốc Công an tỉnh, thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc

 

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý, bảo vệ rừng và quá trình triern khai thực hiện Nghị quyết 33 của HĐND tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như: tình trạng vi phạm lâm luật vẫn còn xẩy ra, việc sử lý các vụ vi phạm kéo dài; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33 còn chậm, đến nay một số nội dung chưa thực hiện được … Phát biểu kết luận buổi làm việc, thay mặt Đoàn giám sát đồng chí Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh nghi nhận những cố gắng nổ lực của Ban trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức thực hiện Nghị quyết 33 của HĐND tỉnh, nhất là sau khi kiện toàn, sát nhâp tổ chức bộ máy; đề nghị Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, đồng thời lưu ý cần thực hiện tốt một số nội dung trong thời gian tới: trước mắt tập trung xây dựng, phê duyệt kế hoạch, các phương án bảo vệ, phòng chống cháy rừng năm 2013, trong đó chú trọng công tác phối hợp với các địa phương, đơn vị có rừng thuôc Bna quản lý; tiến hành rà soát, đánh giá lại tài nguyên rừng, tính chất xung yếu của từng địa bàn để bố trí lực lượng, xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị như: hạt kiểm lâm, công an huyện, chính quyền các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ, xử lý các vụ vi phạm lâm luật; triển khai thực hiện việc cắt chuyển, điều chính diện tích rừng theo Đề án đã được phê duyệt; tích cực triển khai việc giao khoán rừng, đất rừng cho các hộ nông dân khai thác, sử dụng … Đối với một số kiến nghị, đè xuất của đơn vị, ban Pháp chế ghi nhận và có ý kiến cụ thể với các đơn vị có liên quan


    Ý kiến bạn đọc