Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, xét xử, thi hành án trên địa bàn tỉnh
EmailPrintAa
15:05 07/12/2022

Sáng 7/12/2022, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với Tòa án nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) và Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh để nghe báo cáo về tình hình, kết quả công tác năm 2022, nhiệm vụ năm 2023 của các đơn vị. Đồng chí Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì cuộc làm việc

Cùng dự có các đồng chí: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh; Lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Viện Trưởng Viên kiểm sát tỉnh Lê Thi Quỳnh Hoa báo cáo tình hình, kết quả công tác năm 2022, nhiệm vụ năm 2023 của Ngành

Năm 2022, TAND tỉnh đã thụ lý, giải quyết 3.603/ 4.053 vụ, việc, đạt tỷ lệ 88,9%; tăng 832 vụ, việc (25,8%) so với năm 2021. Tỷ lệ hủy, sửa các loại án do nguyên nhân chủ quan chiếm 0,36% (hủy 07 vụ , sửa 06 vụ ), giảm 0,14% so với năm 2021, thấp hơn 1,14% so với chỉ tiêu của Quốc hội

Trong đó, về án hình sự, đã thụ lý 1.062 vụ/ 2.091 bị cáo, giải quyết 984 vụ/ 1.853 bị cáo, đạt tỷ lệ 92,7%, tăng 63 vụ so với năm 2021. Về vụ việc Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, TAND tỉnh đã thụ lý, giải quyết 1.572/ 1.940 vụ, việc, đạt tỷ lệ 81%, tăng 41 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sơ thẩm: Thụ lý 857 vụ/ 1.762 bị cáo, giải quyết 798 vụ/ 1.553 bị cáo, phúc thẩm: Thụ lý 205 vụ/ 329 bị cáo, giải quyết 186 vụ/ 300 bị cáo. Án Hành chính đã thụ lý và giải quyết 30/ 33 vụ (sơ thẩm), đạt tỷ lệ 90,9%, tăng 12 vụ so với năm 2021. Cũng trong năm 2022, TAND tỉnh đã thụ lý và giải quyết  36/ 37 hồ sơ, giảm 33 hồ sơ so với năm 2021 (áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 21 trường hợp; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc 07 trường hợp; đưa vào trường giáo dưỡng 06 trường hợp, đình chỉ 02 trường hợp).

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bùi Văn Lam: Năm 2022, TAND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp, triển khai và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử, thực hiện quyền tư pháp

TAND tỉnh đã thụ lý và giải quyết 70/70 hồ sơ về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và thụ lý, giải quyết 01/01 trường hợp khiếu nại. Ra quyết định thi hành án đối với 1.196 bị án có hiệu lực pháp luật, ủy thác thi hành án đối với 219 bị án, hoãn thi hành án 47 bị án, đình chỉ thi hành án 01 bị án, tạm đình chỉ thi hành án 05 bị án; ban hành 1.118 quyết định giảm chấp hành hình phạt tù, 10 quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Thụ lý, giải quyết 2.235 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 1.014 đơn, tăng 743 đơn so với cùng kỳ năm 2021.Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, 822  vụ việc đương sự rút đơn khởi kiện; chuyển thụ lý theo thủ tục tố tụng 158 vụ việc, còn nhiều vụ việc đang trong thời hạn tổ chức hòa giải, đối thoại.

Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra -Công an tỉnh  Ngô Văn Ninh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có vụ án oan sai; công tác phối hợp giữa các ngành chặt chẽ, đảm bảo chất lượng

Báo cáo về tình hình tội phạm, VKSND tỉnh cho biết: Năm 2022, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được phát hiện, xử lý tăng so với cùng kỳ năm 2021. VKSND hai cấp tỉnh Hà Tĩnh đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 884 vụ 1.741 bị can  (tăng 10,6%) gồm: Tội phạm về trật tự xã hội 385 vụ 915 bị can; tội phạm về kinh tế, sở hữu, môi trường 324 vụ 571 bị can; tội phạm về ma túy 170 vụ 248 bị can; tội phạm về tham nhũng, chức vụ 3 vụ 5 bị can; tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, mỗi nhóm tội 1 vụ 1 bị can.

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa: Đánh giá cao kết quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp năm 2022, tuy nhiên để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2023 đề nghị các ngành cần nhận định, dự báo, đánh giá đúng xu hướng, diễn biến và cơ cấu tội phạm để tham mưu cho cấp ủy chính quyền sát đúng trong lãnh đạo chỉ đạo nhằm đảm bảo an ninh trật tự  nhằm tạo điều kiện cho kinh tế xã hội của tỉnh phát triển ...

Năm 2022, VKSND hai cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết 1.197 nguồn tin về tội phạm (tăng 20,5% so với cùng kỳ). Cơ quan chức năng đã giải quyết 1.096 tin (trong đó, khởi tố 884 tin, đạt tỷ lệ 80,6%). Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 1.033 vụ 2.056 bị can (tăng 9,3% số vụ và 22,7% số bị can). CQĐT đã giải quyết 833 vụ 1.605 bị can (trong đó, kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 776 vụ 1.569 bị can). VKSND đã giải quyết 776 vụ 1.581 bị can trên tổng số 776 vụ 1.581 bị can thụ lý, đạt tỷ lệ 100% (vượt 5%), tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh đạt 100% (vượt 2% so với chỉ tiêu của Ngành và 5% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 96 của Quốc hội). Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 878 vụ 1.814 bị cáo sơ thẩm và 200 vụ 316 bị cáo phúc thẩm.

Năm 2022, VKSND hai cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 1.033 vụ 2.056 bị can. Cơ quan điều tra đã giải quyết 833 vụ 1.605 bị can; VKSND đã giải quyết 776 vụ 1.581 bị can trên tổng số 776 vụ 1.581 bị can thụ lý, đạt tỷ lệ 100%; thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử xử 878 vụ 1.814 bị cáo sơ thẩm và 200 vụ 316 bị cáo phúc thẩm.

Trưởng  Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga; Trên cơ sở quy định của Luật NSNN và điều kiện thực tiễn của địa phương, khả năng cân đối, bố trí để tiếp tục đề xuất HĐND tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh

Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; trong kỳ, VKSND hai cấp đã tiến hành 36 cuộc kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị ban hành năm 2021; 2 cuộc trực tiếp kiểm sát đột xuất và 223 cuộc trực tiếp kiểm sát định kỳ về công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự năm 2022.

Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. VKSND hai cấp đã kiểm sát 100% số vụ, việc do Tòa án thụ lý giải quyết, gồm: 38 việc trả lại đơn khởi kiện; 1.713 vụ, việc dân sự, HNGĐ (số mới 1.500 vụ, việc - tăng 111 vụ, việc so với cùng kỳ) và 101 vụ án hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại sơ thẩm (số mới 82 vụ - tăng 29 vụ); 33 vụ, việc dân sự, HNGĐ và 4 vụ án hành chính phúc thẩm ; chủ yếu là các tranh chấp về Hôn nhân gia đình, hợp đồng dân sự, quyền sử dụng đất. Đã thực hiện số hóa đối với 254 hồ sơ vụ án dân sự.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia: Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết các vụ án trọng điểm, phức tạp

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, trong năm VKSND hai cấp đã trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án đối với 1.006 việc và 147 việc chi trả tiền cho đương sự. Tiến hành 31 cuộc kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị ban hành năm 2021 và trực tiếp kiểm sát công tác thi hành án dân sự, việc quản lý, thu, chi tiền thi hành án, việc tiếp nhận, xử lý vật chứng của Cơ quan THADS năm 2022. Thông qua hoạt động kiểm sát, VKSND hai cấp đã ban hành 1 kháng nghị, 21 kiến nghị và 83 yêu cầu cầu đối với Cơ quan hữu quan về việc khắc phục vi phạm và tự kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành án dân sự.

Về THADS, năm 2022, tỷ lệ thi hành án xong về việc. tiền đạt và vượt chỉ tiêu Tổng cục giao (việc đạt 89,41% vượt 5,91%, tiền đạt 58,76 vượt 16,66 % chỉ tiêu Tổng cục giao) Trong đó, về việc, tổng số việc phải thi hành án trong năm là 4.268 việc (có điều kiện thi hành là 3.720 việc, chiếm 87,16%; chưa có điều kiện là 548 việc, chiếm 13,37%); đã thi hành xong 3.326 việc, đạt tỷ lệ 89,41% (tăng 0,27% so với năm 2021); tăng 5,91% so với chỉ tiêu Tổng cục THADS giao. Về tiền, tổng số tiền phải thi hành trong năm là 373.1 tỷ đồng (có điều kiện thi hành là 217 tỷ đồng, chiếm 63,69%; chưa có điều kiện thi hành là 123,7 tỷ đồng, chiếm 36.31%); đã thi hành xong 127,5 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng (tăng 11,37%) so với năm 2021; đạt tỉ lệ 58,76%, vượt so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là 16,66%;

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh: Đề nghi các cơ quan tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các kết luận, chỉ thị của Đảng về cải cách tư pháp, gắn nhiệm vục chính trị với với việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục pháp luật cho người dân thông qua các phiên tòa lưu động. Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác quản lý điều hành thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số bao gồm cả số hóa hồ sơ vụ án, quản lý tốt cán bộ ngành; chủ động phối hợp với chính quyền các cấp trong quá trình thực thi nhiệm vụ..

Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đề nghị các ngành cần làm rõ một số vấn đề, cụ thể như: Sự phối hợp giữa TAND và VKSND trong thực hiện các phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa lưu động; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác trong tam giam, tạm giữ; việc giải quyết các đơn khiếu nại; kết quả xử lý các kiến nghị của TAND của chính quyền địa phương, các ngành; giải pháp nâng cao chất lượng xét xử trực tuyến; công tác giải quyết tin báo tố giác tội phạm; có bao nhiêu bản án Tòa tuyên không rõ, khó thi hành..

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần kết luận tại cuộc làm việc

Kết luận cuộc làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đánh giá cao những kết quả đạt được của các ngành trong khắc phục khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đề nghị các ngành thời gian tới cần làm tốt một số vấn đề sau: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục những sai phạm, hạn chế, tồn tại về nghiệp vụ; tăng cường sự phối kết hợp giữa các lực lượng, gắn với chính quyền địa phương để xử lý tốt các tình huống, vụ việc phức tạp trên địa bàn. Tăng cường kiểm sát công tác điều tra, xét xử, giam giữ, cải tạo, thi hành án dân sự; kiến nghị, kháng nghị kịp thời những sai sót, vi phạm. Đẩy mạnh kiểm sát trách nhiệm của chính quyền cơ sở và các cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp thi hành án dân sự và quản lý, giáp dục cải tạo các đối tượng vi phạm pháp luật. Quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên, Hội thẩm nhân dân. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, hạn chế thấp nhất tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ xét xử đối với Tòa án cấp dưới. Xử lý nghiêm các đối tượng cố tình trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Đối với kiến nghị của các đơn vị, Ban Pháp chế HĐND tỉnh xin tiếp thu, tổng hợp chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc