Tiếp tục rà soát lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc để xây dựng phương án sắp xếp cho phù hợp
EmailPrintAa
17:02 18/10/2022

Sáng ngày 18/10/2022, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã làm việc với Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn ( NN&PTNT) về sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách tinh giản biên chế của ngành. Các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì cuộc làm việc.
Tham dự có Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga, Thành viên Ban Pháp chế và đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Theo báo cáo, sau 03 lần thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2012, thực hiện Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh. Sở đã xây dựng đề án, được Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh. Đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT có 22 phòng, đơn vị trực thuộc. Kết quả đã giảm 22 đầu mối trực thuộc, gồm: 03 phòng, 02 chi cục, 07 đơn vị và 10 ban QLDA. Cơ cấu tổ chức bên trong các phòng, hạt, trạm của các đơn vị trực thuộc Sở được kiện toàn sắp xếp lại, giảm 14 phòng, 01 hạt, 7 trạm và 5 bộ phận.

Tham dự có Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga, Thành viên Ban Pháp chế và đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; 07 chi cục quản lý nhà nước, 10 đơn vị sự nghiệp công lập; với tổng biên chế được giao năm 2022 là 823 biên chế (394 biên chế công chức, 363 biên chế viên chức; 66 HĐ68); Biên chế hiện có 617 người (290 công chức, 261 viên chức; 66 HĐ68); biên chế còn thiếu 206 chỉ tiêu biên chế (104 biên chế công chức; 102   biên chế viên chức). Năm 2022, UBND tỉnh đang tổ chức tuyển dụng 91 công chức và phê duyệt cho Sở tuyển dụng 40 viên chức. Qua triển khai và thực tiễn đã chứng minh, việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; tinh giản biên chế các phòng, đơn vị là chủ trương hết sức đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, của tỉnh, của ngành và thể hiện tầm nhìn chiến lược, từng bước cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. Việc triển khai Đề án của ngành được UBND tỉnh đánh giá cao với khối lượng công việc lớn, phức tạp, nhạy cảm, nhưng nhờ làm tốt công tác phổ biến, quán triệt đầy đủ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động để nhận thức và tư tưởng toàn Ngành có sự đồng thuận cao nên không có đơn thư nào khiếu nại.

Chi Cục trưởng Cục Kiểm lâm Hoàng Quốc Huấn: xem xét, bố trí kinh phí ngân sách tỉnh cho các nhiệm vụ chuyên môn của ngành, đặc biệt là công tác bảo vệ và phát triển rừng
Phó Giám đốc sở Tài chính Phùng Thị Nguyệt  giải trình một số nội dung thuộc thẩm quyền của ngành

Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa mới thực hiện xong 03 lần kiện toàn sắp xếp tinh giảm bộ máy, biên chế đã giảm 22 đầu mối, giảm 199 biên chế; 55 người thôi kiêm nhiệm và cắt giảm 200 hợp đồng lao động. Tổ chức bộ máy các đơn vị đã được tinh gọn, hoạt động vừa mới ổn định thì tiếp tục thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP làm tâm tư, nguyện vòng của cán bộ, công chức, viên chức phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Biên chế giao các đơn vị sự nghiệp ít, trong khi diện tích giao quản lý nhiều, địa bàn rộng, nằm các vị trí trọng điểm nên không đủ số lượng biên chế sự nghiệp bố trí cho các Trạm quản lý bảo vệ rừng, Khu neo tránh trú bảo tàu cá, Trại thực nghiệm không thể đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ (tối thiểu 07 biên chế viên chức/phòng, trạm, trại).

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga: Cần làm rõ những kết quả và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nội dung dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đối với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, từ giai đoạn 2016 – 2021 đã thực hiện việc cắt giảm 126 biên chế gồm: Biên chế hành chính cắt giảm 45 người; biên chế sự nghiệp cắt giảm 81 người. Trong đó số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và Nghị quyết số 164/2019/NQ-HĐND từ năm 2015 đến năm 2022 là 84 người, cụ thể: năm 2015 là 13 người, năm 2016 là 17 người, năm 2017 là 14 người, năm 2018 là 14 người, năm 2019 là 06 người, năm 2020 là 11 người, năm 2021 06 người, năm 2022 là 03 người. Tất cả các đối tượng nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế đều rất phấn khởi, hài lòng, tin tưởng và đồng thuận cao với chính sách của nhà nước.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ  Tiếp tục rà soát lại cơ cấu tổ chức của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để xây dựng phương án sắp xếp cho phù hợp

Thảo luận tại cuộc làm việc, thành viên Ban Pháp chế và các đại biểu tham dự đề nghị Sở chỉ đạo các Chi cục, đơn vị sự nghiệp về phương án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cơ cấu biên chế…

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần phát biểu kết luận tại cuộc làm việc

Kết luận cuộc làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Sở Nông nghệp & Phát triển nông thôn sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách tinh giản biên chế của ngành  Thời gian tới, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đề nghị Sở tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp với các quy định pháp luật, tuyển dụng số viên chức tại các đơn vị sự nghiệp khi có chủ trương của UBND tỉnh. Đồng thời, rà soát chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn để điều chỉnh, bố trí, sử dụng biên chế phù họp với khối lượng công việc thực tế trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và quan tâm đên chính sách cho viên chúc bảo vệ rừng và bố trí biên chế đủ cho Cảng cá. Tăng cường bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm được phê duyệt…

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc