Xử lý hơn 230.000 vụ việc vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
EmailPrintAa
09:03 11/11/2017

Chuẩn bị kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa XVII, chiều 9/11/2017, Đoàn giám sát chuyên đề tình hình và kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh đã làm việc với Công an tỉnh về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực trật tự xã hội, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Các đồng chí Võ Hồng Hải, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Trọng Nhiệu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Đồng chí Võ Hồng Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 ban hành, Công an Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch; phối hợp với các cơ quan truyền thông để phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật. Tính đến nay, Công an tỉnh đã tổ chức 118 cuộc Hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho các cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính; tổ chức 9.408 buổi tuyên truyền, tập huấn cho hơn 250.000 lượt người về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống các loại tội phạm...

Đồng chí Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Công an tỉnh
 

Từ 01/7/2013 đến 31/8/2017, Công an Hà Tĩnh đã phát hiện 235.079 vụ vi phạm hành chính, tiến hành xử lý 230.158 vụ vi phạm hành chính, với 259.165 đối tượng; đã ban hành 230.13458 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành 227.283 còn 2.875 quyết định chưa thi hành xong; số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu là 17,869 tỷ đồng; số tiền phạt thu được là 160,291 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Nhân Sâm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
 

Bên cạnh đó, việc XLVPHC còn một số vướng mắc như: Một số văn bản hướng dẫn thi hành thay đổi liên tục, thiếu tính bền vững, có sự chồng chéo giữa các quy định; trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại để tiếp nhận, truyền đạt thông tin, chính sách pháp luật ở một số lĩnh vực chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; nhận thức của đối tượng vi phạm hành chính còn có phần hạn chế; cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực...

Đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh

Đồng chí Trần Hậu Tám, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh
 

Tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đề nghị Công an tỉnh làm rõ một số vấn đề, cụ thể như: Tình hình phối kết hợp giữa các lực lượng trong ngành, các cơ quan có thẩm quyền XLVPHC chính quyền địa phương để phát hiện, xử lý vi phạm; những hạn chế khó khăn của lực lượng trong triển khai công việc; kết quả việc thực hiện Nghị quyết số 94 của HĐND tỉnh về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; trong việc lập hồ sơ xử phạt chưa có tình tiết giảm nhẹ, một số vụ việc thời gian xử lý còn chậm; việc hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn cho đội ngũ cấp xã còn chưa được quan tâm nhiều; các phương án linh hoạt trong XL VPHC; kết quả thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh

 

Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của ngành trong lĩnh vực XLVPHC. Đồng thời, trong thời gian tới đồng chí đề nghị ngành cần làm tốt một số điểm: Cần linh hoạt trong XLVPHC để vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa để Hà Tĩnh trở thành miền đất “đáng sống”; tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời xử lý các vấn đề bức xúc trong xã hội, đời sống người dân; gắn XLVPHC với công tác kiểm tra, nhắc nhớ người dân, doanh nghiệp làm đúng theo quy định của pháp luật. Đối với các kiến nghị, đề xuất của ngành, Đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.


    Ý kiến bạn đọc