Hội nghị trực tuyến chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
EmailPrintAa
16:38 16/03/2015

Ngày 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố về việc chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Về phía Hà Tĩnh có đồng chí Trần Tiến Dũng - TUV, Phó trưởng đoàn ĐBQH làm chủ trì cùng một số đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Công an tỉnh và các Sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Y yế, Lao động - Thương binh & Xã hội, Giáo dục đào tạo.

Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh 

chủ trì đầu cầu Hà Tĩnh

 

Buổi sáng, Phó chủ tịch QH - Uông Chu Lưu điều hành, các đại biểu đã chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định; đặc biệt là việc có hay không tình trạng oan, sai trong một số vụ án cụ thể được cử tri quan tâm; các giải pháp đột phá để khắc phục tình trạng oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo báo cáo trong 3 năm 2012-2014, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố đã thụ lý 205.758 vụ/374.226 bị cáo theo thủ sơ thẩm, đã giải quyết 204.535 vụ/371.152 bị cáo, trong đó đã đưa ra xét xử 196.890 vụ với 352.781 bị cáo, thụ lý theo thủ tục 45,680 vụ/69.607 bị cáo, giải quyết 44.817 vụ/67.863 bị cáo, tổ chức thương lượng mức bồi thường, xin lỗi công khai theo quy định, hoàn tất thủ tục chi trả cho người bị hại và một số hạn chế như quy định về thời hạn giải quyết bồi thường; còn một số bất cập hạn chế một số quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; công tác định giá, giám định thiệt hại thực hiện chậm…

Về giải pháp khắc phục, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã nhấn mạnh thời gian tới sẽ thực hiện tốt việc tranh tụng, làm rõ quyền tư pháp của Tòa án đã thể hiện trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vừa được QH thông qua năm 2014, nếu có đủ căn cứ chứng minh có tội, nâng cao chất lượng đào tạo đối với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch QH - Tòng Thị Phóng, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;thực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số; giải pháp giải quyết vấn đề ma túy và một số hủ tục, mê tín dị đoan trong vùng dân tộc thiểu số. Đây là một trong các chính sách dân tộc quan trọng của Đảng và nhà nước được thực hiện từ năm 1999. Từ năm 2014-2015, được thực hiện tại 1.729 xã đặc biệt khó khăn, 412 xã biên giới và 190 xã ATK, được bố trí ngân sách 7.790,5 tỷ đồng/12.100 tỷ đồng (đạt 64,38 %). Chương trình đã góp phần giảm hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, từ năm 2012 là 55 % đến nay chỉ còn 45%, thay đổi cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn. Bên cạnh đó còn một số khó khăn như năng lực chưa đáp ứng xu hướng sản xuất hàng hóa; thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, kết nối sản xuất với thị trường; đào tạo giải quyết việc làm; cung cấp kiến thức, cung cấp tín dụng; đào tạo tạo năng lực cho cơ sở, cộng đồng chưa đạt yêu cầu đề ra…

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã kiến nghị trong thời gian tới cần tiếp tục có sự quan tâm, phối hợp, có các chính sách thiết thực hơn, quyết liệt hơn, trực tiếp hỗ trợ kịp thời hơn đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thay đổi phương pháp xây dựng kế hoạch đối với các chương trình hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới... 


    Ý kiến bạn đọc