Giáo dân tích cực phát triển kinh tế
EmailPrintAa
18:21 24/04/2013

Năm 2011 mặc dù trong điều kiện khó khăn do tình hình lạm phát, giá cả tăng cao, thời tiết nhiều biến động bất thuận nhưng với sự định hướng đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự dẫn dắt của Cha xứ và sự nỗ lực không ngừng của bà con giáo dân nên đời sống của đồng bào công giáo ngày càng khởi sắc
Anh Nguyễn Khắc Quốc là giáo dân của xứ Vạn Thành, xã Cẩm Thạch. Sau khi kiếm được ít vốn nhờ đi xuất khẩu lao động, năm 2005 anh về quê cưới vợ và quyết tâm gây dựng kinh tế trên mảnh đất của quê hương. Nhận thấy người dân có nhu cầu lớn về vận tải và vật liệu cho việc xây dựng nhà cửa, các công trình trên địa bàn nên ngay sau khi lập gia đình, anh Quốc đã mua chiếc ôtô Hoa Mai làm phương tiện cho việc chuyên chở nguyên, vật liệu. Nhờ nhiệt tình lại có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên lượng khách của anh ngày càng đông. Vì vậy, năm 2008 anh quyết định đầu tư mua thêm một chiếc ôtô Huyndai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và phù hợp với lượng hàng cần vận chuyển. Để chủ động nguồn hàng cung cấp cho nhân dân, anh đã mở đại lý vật liệu xây dựng tại nhà. Ngoài ra, anh Quốc còn mua thêm máy đúc gạch để tạo việc làm cho anh em trong gia đình và tăng nguồn thu nhập. Mỗi năm, bình quân thu nhập từ các hoạt động vận chuyển, bán hàng và đúc gạch được 150 triệu đồng. Anh Nguyễn Khắc Quốc – Giáo dân xứ Vạn Thành, xã Cẩm Thạch cho biết: “ Với sự động viên của người thân và bạn bè tôi đã tìm cho mình một cách làm ăn riêng vừa tận dụng được lợi thế của địa phương lại có điều kiện gần gũi gia đình, con cái. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy rằng ở đây có lòng kiên trì, có sự chịu khó thì sẽ có thành công”
 
Đối với những giáo dân của xứ Vĩnh Phước ở thôn 15, xã Cẩm Phúc thì sau nhiều năm lênh đênh với sông nước mà kinh tế gia đình vẫn cứ chật vật, khó khăn thì ngay sau khi có chủ trương của cấp ủy Đảng, chính quyền về việc nuôi cá vược bằng lồng trên sông, họ đã tích cực hưởng ứng, chung tay xây dựng mô hình. Ngoài 6 triệu đồng huyện hỗ trợ 7 hộ gia đình là giáo dân đã mạnh dạn vay Ngân hàng 25 triệu đồng/hộ để làm bè, lồng, mua con giống và thức ăn. Khi mới thả, mỗi con cá vược chỉ 10 ngàn đồng nhưng sau 6 tháng nuôi bình quân mỗi con khoảng 1kg, bán ra được trên 100 ngàn đồng/con. Môi trường nuôi thuận lợi cộng với nguồn thức ăn cho cá vược dễ kiếm nên người dân rất phấn khởi vì đã có hướng đúng đắn mà thu nhập lại ổn định. Cùng với những giáo dân ở thôn 15 thì trong năm qua hơn 46% dân số lag giáo dân của xứ Vĩnh Phước đã có nhiều hình thức đổi mới trong phát triển kinh tế gia đình, trong đó đáng chú ý nhất là việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi vùng hoang hóa hình thành nên các mô hình chăn nuôi tập trung.
 
Mô hình nuôi Hải sản tập trung đang đem lại hiệu quả kinh tế cao
 
 
Trong năm qua, để nâng cao đời sống kinh tế gia đình bà con giáo dân ở các giáo xứ của huyện Cẩm Xuyên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Điều đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế của bà con giáo dân là đã hình thành được nhiều mô hình tổng hợp tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương và cho thu nhập ổn định như: mô hình nuôi trồng thủy, hải sản, mô hình nuôi lợn hàng hóa, mô hình lúa – cá – vịt và các mô hình kinh doanh vận tải, sữa chữa cơ khí, gò hàn. Đến nay, toàn huyện có trên 100 mô hình kinh tế của giáo dân cho thu nhập từ 50 đến 90 triệu đồng/năm. Với sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo trong làm ăn kinh tế nên đời sống người dân vùng giáo ngày càng chuyển biến tích cực, xóa hẳn những ngôi nhà tạm và đường làng ngõ xóm được bê tông hóa thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại. Chính nhờ vậy mà đón mùa Giáng sinh năm nay, đồng bào công giáo có thêm điều kiện trang hoàng nhà cửa, sắm sửa chu đáo cho ngày lễ của mình. Ông Trần Xuân Quế - Trưởng ban hành giáo xứ Mỹ Hòa, xã Cẩm Hòa phấn khởi nói: “Trước đây người dân chúng tôi sống chủ yếu dựa vào việc đi biển nhưng do đời sống quá bấp bênh nên bà con đã tăng cường trồng trọt, chăn nuôi, thu gom chế biến vôi sò, hàn gò. Vì vậy, kinh tế gia đình cứ khá dần lên. Nhờ đó, vào dịp lễ Giáng sinh chúng tôi có điều kiện mua sắm đồ đạc, lễ vật. Cùng với đó, các hoạt động vui chơi giải trí như: cắm trại, kéo co, đánh bóng đã được quan tâm hơn”.
 
Kinh tế khấm khá không chỉ góp phần làm cho lễ Nôen thêm lung linh, ấm cúng mà cũng chính từ đây đồng bào công giáo có những tiềm lực mới thể hiện vai trò kính Chúa, yêu nước, sống phúc âm giữa lòng dân tộc

    Ý kiến bạn đọc