Đề án “Xây dựng mô hình rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh” do Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 35%, chủ đầu tư 65% sẽ ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển của Dongshan, Phúc Kiến, Trung Quốc vào khu vực đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh. Mục đích của dự án nhằm tạo ra sản phẩm rau, củ, quả hữu cơ an toàn, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, đồng thời chống hoang mạc hóa. Dự án sẽ thực hiện theo mô hình khép kín, đảm bảo đầu vào, đầu ra ổn định cho nông dân trong vùng. Theo dự kiến 20%- 30% sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường nội địa, còn lại là phục vụ thị trường xuất khẩu. Được chọn tiên phong xây dựng trồng thử nghiệm đầu tiên, mô hình trồng một số loại rau củ cải thảo, măng tây, hành tây, hành lá…. tại xóm Tân Văn, xã Thạch Văn hiện nay đã cho hiệu quả khả quan với chất lượng sản phẩm tốt…. Theo dự kiến Đề án “Xây dựng mô hình rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển”, bao gồm các xã Thạch Bằng, Thạch Châu, Mai phụ, Thạch Mỹ và Hộ Độ. Để có sự đánh giá một cách toàn diện và sát đúng, trên cơ sở tham quan thực tế tại địa phương, hội nghị cũng đã được nghe đại diện BQL đề án của công ty Mitraco Hà Tĩnh, đặc biệt sự hướng dẫn, phân tích và những khuyến nghị của ngài Erics chuyên gia phụ trách trực tiếp dự án phát triển cơ sở sản xuất thực phẩm xanh tại Đông Nam Á đến từ Dongshan, Trung Quốc nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương góp phần đem lại hiệu quả cao cho người nông dân sản xuất trên cùng 1 đơn vị diện tích.
Trên cơ sở đánh giá cao những đóng góp quan trọng từ phía chuyên gia, cũng như mong muốn quyết tâm đưa nền kinh tế nông nghiệp huyện nhà có bước phát triển vững chắc, lãnh đạo huyện Lộc Hà đều nhất trí cho rằng đây là một dự án đột phá khả thi mà Lộc Hà là địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Việc thực hiện thành công mô hình sản xuất rau củ quả có chất lượng, sẽ vừa chống được tình trạng hoang mạc hóa, vừa góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết HĐND huyện về đề án chuyển đổi tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì thế trong thời gian tới, phòng NN&PTNT, văn phòng điều phối XD NTM huyện cần nhanh chóng bắt tay xây dựng đề án, phối hợp tốt với các xã đẩy mạnh tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tích cực tham gia. Gắn với đó cần định vị được vùng sản xuất cụ thể. Ưu tiên cho việc hình thành các mô hình liên kết để đảm bảo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất. UBND huyện sẽ tạo mọi sự quan tâm trong việc khâu nối với BQL dự án, doanh nghiệp đảm bảo đầu vào đầu ra, cũng như tham mưu trình UBND tỉnh để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp.
Tin mới cập nhật
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22, HĐND huyện Nghi Xuân khóa XXI ( 25/12)
- Vũ Quang: Thông qua nhiều nghị quyết tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 ( 24/12)
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Kỳ Anh khóa XX ( 23/12)
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Tĩnh khóa XXI ( 20/12)
- Thị xã Kỳ Anh: Ban hành 05 nghị quyết tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 ( 20/12)
- HĐND huyện Hương Sơn quyết nghị nhiều nội dung quan trọng ( 19/12)