Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri theo Nghị quyết số: 38/2012/NQ-HĐND tỉnh
EmailPrintAa
08:33 08/11/2012

Hội đồng nhân tỉnh khóa XVI đã tổ chức kỳ họp chuyên đề ra Nghị quyết Số: 38/2012/NQ-HĐND Về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động  kỳ họp của HĐND tỉnh, trong đó có việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri.Đến nay Thường trực Hội động nhân dân tỉnh đang soạn thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết. Trong khuôn khổ bài viết mang tính chất trao đổi nghiên cứu tôi xin nêu một số ý kiến để bạn đọc nhất là các đại biểu HĐND cùng nghiên cứu trao đổi

 

Chúng ta, nhất là các đại biểu Hội đồng nhân dân đều nhận thấy, hoạt động tiếp xúc cử tri là hoạt động hết sức quan trọng của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhằm tăng cường sự gắn bó máu thịt giữa đại biểu dân cử với cử tri, người đã bầu ra mình, ủy quyền cho mình thực hiện quyền lực của họ tại cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đối với Hội đồng nhân dân hoạt động này đã được thể chế hóa tại Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân được ban hành kèm theo Nghị quyết 753/2005/UBTVQH11. Tại tỉnh ta thời gian qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh đã từng bước được đổi mới, kết quả đạt được cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân. Song cũng bọc lộ nhiều tồn tại cần được tiếp tục khắc phục đổi mới. Hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung những văn ban đã ban hành. Trong khi chưa có các văn bản quy phạm pháp luật mới, việc Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/2012/NQ-HĐND trong đó có nội dung đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân tỉnh, thể hiện quyết tâm thực hiện có hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri, giúp đại biểu nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của cử tri, yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thấu đáo các kiến nghị của cử tri, đưa được những đòi hỏi của thực tiễn đời sống vào các Quyết định của mình tại các kỳ họp, đồng thời cũng chuyển taỉ các quyết định đó đến với cử tri. Vậy những đổi mới đó là gi? Vì sao lại đề ra các đổi mới đó?.

          Tại điểm 1 điều 2 Nghị quyết nêu “Tổ chức nhiều hình thức TXCT phù hợp, bảo đảm để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu cử, nơi cư trú, nơi công tác; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm. Đại biểu HĐND tỉnh dành thời gian tiếp xúc, thâm nhập đời sống nhân dân để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở địa bàn ứng cử. Ngoài việc TXCT theo kế hoạch của HĐND tỉnh, khuyến khích đại biểu tiếp xúc, giữ mối liên hệ với cử tri bằng các hình thức khác theo hướng đối thoại trực tiếp với nhân dân. Các đại biểu HĐND tỉnh nắm thông tin có chọn lọc về các ý kiến, kiến nghị của cử tri, hàng quý báo cáo ( khi có vấn đề bức xúc, được nhiều cử tri quan tâm thì báo cáo nhanh) về Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp, xử lý, trả lời.

          Thường trực HĐND tỉnh chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu HĐND tỉnh có hình thức TXCT phù hợp.”

          Theo quy định của luật Tổ chức HĐND và UBND cũng như Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân thì các hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân  gồm:

+ Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri: Trước kỳ họp và Sau kỳ họp, đây là hình thức bắt buộc. Ngoài ra đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú và nơi công tác.

+ Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề :      ( có thể)

+ Tiếp xúc theo nhóm:                      (có thể)

+ Trực tiếp tìm hiểu qua từng cá nhân (có thể)

          Trong các hình thức trên chỉ có hình thức tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử trước và sau kỳ họp là bắt buộc, cho nên thời gian qua phần lớn các đại biểu cũng chỉ sử dụng hình thức này, thỉnh thoảng mới tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, nhưng lại tập trung ở các đại biểu chuyên trách là chính, từ đó hình thức tiếp xúc nghèo nàn, nhàm chán, các đại biểu ít chủ động trong sử dụng các hình thức tiếp xúc cử tri khác.

Khắc phục tình trạng trên Nghị quyết nêu” Tổ chức nhiều hình thức Tiếp xúc cử tri phù hợp...... Đại biểu HĐND tỉnh dành thời gian tiếp xúc, thâm nhập đời sống nhân dân để nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri..... khuyến khích đại biểu tiếp xúc, giữ mối liên hệ với cử tri bằng các hình thức khác theo hướng đối thoại trực tiếp với nhân dân. Các đại biểu HĐND tỉnh nắm thông tin có chọn lọc về các ý kiến, kiến nghị của cử tri, hàng quý báo cáo ( khi có vấn đề bức xúc, được nhiều cử tri quan tâm thì báo cáo nhanh) về Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp, xử lý, trả lời”. Riêng về việc quy định hàng quí báo cáo các ý kiến kiến nghị của cử tri về thường trực HĐND để tổng hợp xử lý là điểm hoàn toàn mới, nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ giải quyết được các kiến nghị cử tri kịp thời, không phải chờ tới kỳ họp.

Tại điểm 2 điều 2 quy định “Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, các tổ đại biểu HĐND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) tăng thời gian, số điểm TXCT (mỗi huyện từ 3-4 điểm), kết hợp TXCT về tận thôn xóm với tiếp xúc đại diện cử tri; Phối hợp TXCT giữa đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND huyện tại một điểm. Bố trí thành phần chủ trì hội nghị TXCT gồm: Đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại diện đại biểu Quốc hội (đối với những hội nghị có kết hợp TXCT giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh); đại diện: Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp huyện, Thường trực HĐND hoặc Uỷ ban MTTQ cấp xã.

          Thời gian tổ chức hội nghị TXCT trước kỳ họp chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Nội dung, chương trình, lịch TXCT của đại biểu HĐND tỉnh được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; tạo điều kiện thuận lợi để cử tri có thể tham dự các cuộc tiếp xúc và dành nhiều thời gian để cử tri nêu ý kiến, kiến nghị.

          Đại biểu HĐND tỉnh phải chuẩn bị chu đáo nội dung báo cáo trước cử tri về những vấn đề cụ thể mà kỳ họp sẽ quyết định; định hướng, gợi mở những vấn đề cần cử tri phát biểu. Sau hội nghị TXCT, các tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức làm việc với lãnh đạo huyện để thống nhất các nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và lựa chọn nội dung chất vấn gửi đến Thường trực HĐND tỉnh; nghe lãnh đạo huyện báo cáo việc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh trên địa bàn. Nâng cao chất lượng tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh ký; văn bản đăng ký câu hỏi chất vấn do cá nhân đại biểu (hoặc đại diện tổ đại biểu) ký, gửi tới Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp”. 

          Tại điểm này có mấy nội dung mới là: “... tăng thời gian, số điểm TXCT (mỗi huyện từ 3-4 điểm), kết hợp TXCT về tận thôn xóm với tiếp xúc đại diện cử tri; Phối hợp TXCT giữa đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND huyện tại một điểm. Bố trí thành phần chủ trì hội nghị TXCT gồm: Đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại diện đại biểu Quốc hội (đối với những hội nghị có kết hợp TXCT giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh); đại diện: Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cấp huyện, Thường trực HĐND hoặc Uỷ ban MTTQ cấp xã.... TXCT trước kỳ họp chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Nội dung, chương trình, lịch TXCT của đại biểu HĐND tỉnh được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng... Đại biểu HĐND tỉnh phải chuẩn bị chu đáo nội dung báo cáo trước cử tri về những vấn đề cụ thể mà kỳ họp sẽ quyết định; định hướng, gợi mở những vấn đề cần cử tri phát biểu..... các tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức làm việc với lãnh đạo huyện để thống nhất các nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và lựa chọn nội dung chất vấn gửi đến Thường trực HĐND tỉnh; nghe lãnh đạo huyện báo cáo việc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh trên địa bàn. Nâng cao chất lượng tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh ký”. Những quy định này nhằm khắc phục hiện tượng điểm TXCT ít; “ cử tri chuyên nghiệp”; đại biểu không chuẩn bị nội dung, tâm thế khi đi TXCT; không chủ trì các cuộc tiếp xúc, không định hướng được những nội dung cấn xin ý kiến cử tri; cùng thời gian diễn ra quá nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của Quốc hội và các cấp, chất lượng  báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri không cao và trách nhiệm không rõ ràng trước các ý kiến, kiến nghị được tổng hợp.

Điểm 3 điều 2 quy định “Mở rộng hình thức liên hệ với cử tri trong thời gian diễn ra kỳ họp. Ngoài việc thông qua đường dây nóng, công bố rộng rãi địa chỉ email của Chủ tọa Kỳ họp, Tổ Thư ký kỳ họp và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp” Đây là diểm mới hoàn toàn sau khi công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng tại kỳ họp, sẽ tạo điều kiên tốt hơn cho cử tri theo dõi và gửi ý kiến đến với kỳ họp HĐND tỉnh.

          Điểm cuối cùng tại điều 2 quy định “UBND tỉnh phân công trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan kịp thời trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Thường trực HĐND tỉnh bằng văn bản, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kỳ họp bế mạc, được đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh”, chuyển tải vào hộp thư điện tử của các đại biểu. Đối với những vấn đề tính thời sự, bức xúc, UBND tỉnh trả lời, giải trình trước HĐND tỉnh tại kỳ họp theo yêu cầu của Chủ tọa Kỳ họp. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu HĐND tỉnh gửi về hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp và sau khi có báo cáo trả lời của các cơ quan chức năng sẽ đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh”.

          Căn cứ vào nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri theo từng lĩnh vực, Thường trực HĐND tỉnh phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, địa phương liên quan trong việc thực hiện giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri”.

          Tình hình lâu nay các ý kiến trả lời của các cơ quan chức năng thường đến với cử tri chậm, và không đầy đủ, đồng thời chất lượng trả lời không cao, cử tri chưa hài lòng với cách thức giải quyết của một số cơ quan. Các quy định trên nhằm khắc phục được những hạn chế để cử tri tiếp nhận những ý kiến trả lời nhanh nhất và có chất lượng nhất.

          Những đổi mới về hoạt động Tiếp xúc cử tri  được quy định tại Nghị quyết 38/2012/NQ-HĐND tuy chưa nhiều và toàn diện nhưng nếu được tổ chức thực hiên nghiêm túc, với ý thức cao của các đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan, ban, ngành chức năng, thì chắc chắn những tồn tại lâu nay sẽ được khắc phục, chất lượng hoạt động TXCT sẽ tốt lên, mối quan hệ máu thịt giữa đại biểu HĐND tỉnh với cử tri ngày càng khăng khít, xứng đáng với niềm tin mà cử tri và nhân dân tỉnh nhà đã gửi gắm vào đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng, Hội đồng nhân tỉnh nói chung./.


    Ý kiến bạn đọc