Tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc
Thảo luận tại tổ, các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh thống nhất cao với việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Các đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp nhằm hướng đến cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Phó trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Trần Đình Gia |
Các đại biểu cho rằng cải cách tiền lương cần có lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Cần bảo đảm tính khả thi, đồng bộ và tương thích việc điều chỉnh lương hưu với các trợ cấp; nghiên cứu, hoàn thiện các bảng lương, chế độ phụ cấp, nâng lương, tiền thưởng, nguồn lực thực hiện; có cơ chế cấp bù ngân sách khi giá dịch vụ công thiết yếu chưa kịp điều chỉnh so với mức lương mới; bảo đảm quyền tự chủ khi thực hiện tự chủ tài chính; tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh đề nghị định kỳ rà soát, xem xét nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội để từng bước bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời phải bảo đảm cân đối, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương và trợ cấp; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát phân hóa xã hội, bảo đảm an sinh cho Nhân dân; tạo sự đồng thuận xã hội, tránh xáo trộn, phức tạp.
Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế, Đai biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh - Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu |
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh
Cũng tại buổi thảo luận, các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh cho rằng cần thiết phải gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 nhằm tháo gỡ khó khăn để sớm phục hồi và phát triển bền vững; tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (VNA) - là hãng hàng không quốc gia; bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước.
Các đại biểu đề nghị phân tích rõ hơn về khả năng trả nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam; công khai lãi suất của các hợp đồng tín dụng; tăng cường năng lực tài chính, bảo đảm hoạt động liên tục; tính toán kỹ lưỡng các giải pháp, phương án xử lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan về hiệu quả của việc triển khai Nghị quyết; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược phát triển toàn diện theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh; bảo đảm năng lực khai thác và khả năng cung ứng dịch vụ hàng không; đẩy nhanh việc cơ cấu toàn diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam; nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đổi mới mô hình kinh doanh./.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)