Trước hết, tham gia thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Phó trưởng Đoàn ĐBQH cho rằng cùng sự phát triển xã hội, thị trường lao động với nhiều loại hình lao động đa dạng khác nhau, trong một số lượng lớn lực lượng lao động không có quan hệ lao động, là những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức. Tính đến quý I năm 2019 ước tính có trên 48,8 triệu người lao động nhưng luật hiện hành chỉ điều chỉnh 15,5 triệu người chiếm 1/3 trong tổng số người lao động. Đại biểu đề nghị bổ sung mở rộng phạm vi áp dụng đối với những nhóm khu vực lao động không có quan hệ lao động nhằm tạo cơ sở pháp lí để từng bước bảo vệ quyền lợi, chế độ, bảo đảm an sinh đối như tiền công tối thiểu, chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn lao động cho mọi người tham gia thị trường lao động.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn phát biểu thảo luận tại Hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). |
Cũng theo đại biểu, về giảm thời gian làm việc bình thường là cần thiết, bởi hiện nay, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn các nước trên thế giới và khu vực, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa hiện hành (300 giờ/năm), thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động Việt Nam lên đến 2.620 giờ/năm, cao hơn một số nước ở khu vực.
Việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, giúp người lao động có thời gian học tập, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần, chia sẻ công việc gia đình. Điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.
Vì vậy, cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm ở một số ngành nghề đặc thù, Đại biểu đề nghị cần xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ” xuống “không quá 44 giờ trong một tuần” trong luật.
Đồng thời Đại biểu nhất trí với việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa đến 400 giờ, trên cơ sở nguyên tắc thỏa thuận, Đại biểu cho rằng cần xem xét quy định rõ danh mục những ngành, nghề được làm thêm, cũng như các chế độ chi trả tiền làm thêm giờ trong luật được thực hiện theo nguyên tắc lũy tiến.
Ngoài ra, về độ tuổi nghỉ hưu Đại biểu bày tỏ quan điểm đồng tình với phương án 1 quy định tại Điều 170 dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cần cân nhắc đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề, tình hình việc làm của lao động trẻ, năng lực sức khỏe người lao động theo đặc thù nghề nghiệp và phải đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội tạo sự liên thông với Luật Bảo hiểm xã hội.
Đại biểu đề nghị cần phải xem xét, nghiên cứu phân loại và có danh mục cụ thể theo từng nhóm lao động cụ thể để xác định rõ những nhóm có thể tăng tuổi nghỉ hưu, theo đó đối với những ngành nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhà nghiên cứu, khoa học hoặc những lĩnh vực đặc thù khác độ tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài trên 5-7 năm; ngược lại những nghành nghề như giáo viên, mầm non, tiểu học, người làm hoạt động nghệ thuật, vận động viên thể thao, ngành nghề độc hại, công nhân xây dựng và công nhân vệ sinh... được quyền nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn 5-7 năm để phù hợp với thực tiễn và tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)