Ngày làm việc thứ 4 – Quốc hội thảo luận ở tổ
EmailPrintAa
16:28 24/10/2013

Bước sang ngày làm việc thứ 4 (24/10/2013), Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế);Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đến hết năm 2015.

Phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ, Trưởng Đoàn đại biểu  Quốc hội Võ Kim Cự cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ, đánh giá cao những  nổ lực, cố gắng của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế vượt qua tình hình khó khăn hiện nay và  đã đề ra chủ trương, giải pháp trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Đại biểu Võ Kim Cự  phát biểu tại phiên thảo luận tổ

         

Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về tình hình thực hiện Đề án tái cấu trúc nền kinh tế còn chậm, về nợ xấu và nợ đầu tư xây dựng cơ bản còn cao; về tình hình thực hiện Nghị quyết tam nông và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn có những lúng túng. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức, việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa ngành và địa phương còn chồng chéo và bất cập; bộ máy hành chính còn cồng kềnh kém hiệu lực, hiệu quả; cải cách hành chính còn chậmv.v.

          Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên, đồng chí Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị và đề xuất một số vấn đề vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp và cũng là động lực  phát triển như sau:

          1.Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có một chuyên đề bàn về công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội  của cả nước, của vùng, liên vùng và các địa phương để giải quyết những tồn tại, bất cập lâu nay trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

          - Về kế hoạch phát triển  KT-XH không chỉ tính ngắn hạn 2 năm và phải tính đến 5 năm tiếp theo, nếu chỉ tính đến 2 năm sẽ dẫn đến kế hoạch manh mún, nhỏ lẻ, cần phải có những kế hoạch chiến lược, có tầm nhìn xa hơn.

          2. Về sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đến chiến lược đầu ra gồm bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. (Cần có chính sách khuyến khích chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến).

          3. Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cán bộ, công chức, viên chức lâu nay còn bất cập, cồng kềnh kém hiệu lực, hiệu quả, cần có chiến lược sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tập trung giảm biên chế, giảm đầu mối và giảm cấp phó để bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo không trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng không bỏ sót nhiệm vụ nhằm tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

          4. Về cải cách hành chính còn quá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tê- xã hội, cần tăng cường công tác cải cách hành chính để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư.

          5. QH, CP cần phân công, phân cấp triệt để, rõ ràng giữa quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa ngành và địa phương để không còn tình trạng chồng chéo, bất cập nhằm tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong công tác quản lý nhà nước. Từ đó, địa phương có điều kiện chủ động đề ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền và địa phương. Việc phân công, phân cấp cần gắn với quy hoạch chiến lược và đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước của địa phương.


    Ý kiến bạn đọc