Quốc hội thảo luận về Luật bảo vệ và phát triển rừng( sửa đổi)
EmailPrintAa
16:38 25/10/2017

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Thay mặt Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn đã tham gia phát biếu.

Tại buổi thảo luận, đại biểu bày tỏ sự đồng tình với giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 12 chương và 114 điều. Ban soạn thảo đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của Quốc hội, của các cơ quan và các tổ chức và dự thảo luật đã khá toàn diện, để hoàn thiện và Quốc hội thông qua đại biểu đề xuất một số ý kiến sau:

Thứ nhất, về tên gọi, đại biểu đồng tình cao, lấy tên gọi của luật là Luật Lâm nghiệp. Với phạm vi điều chỉnh của luật như quy định tại Điều 1 của luật, với những giải trình tiếp thu đầy đủ của Thường vụ Quốc hội.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn văn Sơn phát biểu thảo luận tại hội trường

 

Thứ hai, về chính sách phát triển lâm nghiệp, bảo đảm, ổn định người làm nghề rừng,đại biểu cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật nhưng mang tính chất xã hội và cũng góp phần trong quốc phòng, an ninh rất lớn nên   đồng tình có các quy định, các chính sách là cần thiết. Tại Điều 4 chính sách tổng thể khá đầy đủ, nhưng tại luật này còn có nhiều điều quy định nhiều chính sách, kể cả chính sách về phát triển chế biến lâm sản cho đến nhiều chính sách mà nhà nước phải cân đối nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảa có hiệu lực, hiệu quả. Không nên đề ra trong luật mà lại" nợ" chính sách thì không tốt. Vì thế đại biểu đề nghị Ban soạn thảo lựa chọn để có một số chính sách gắn với thực tế giúp khôi phục những rừng nghèo kiệt, rừng biên giới và một số nội dung gắn với đồng bào miền núi vùng sâu, vùng xa bảo vệ biên cương tổ quốc. Do đó đề nghị có xem xét, lựa chọn chính sách gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp trong phát triển chung của cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Vấn đề thứ ba, về lực lượng Kiểm lâm đã được quy định tại luật và đã có sự tiếp thu, qua nhiều cuộc hội thảo đã có tiếp thu, cụ thể tại 4 điều từ 109 đến 112 thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và chế độ chính sách của Kiểm lâm cũng khá đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề này phân định vẫn chưa rõ giữa quản lý nhà nước, giữa lực lượng Kiểm lâm mang tính chất thực thi pháp luật về lâm nghiệp và so với các quy định trong hệ thống pháp luật, từ pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 1972, Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 1991, sửa đổi năm 2004 đến các nghị định của Chính phủ số 119 năm 2016, 117 năm 2010, cũng như trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2013 thì lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách nòng cốt để thực hiện bảo vệ rừng, lực lượng chấp pháp để bảo đảm cho việc thực thi thi hành luật về bảo vệ rừng. Vấn đề này chúng ta cũng đã có nhiều giải pháp và lực lượng Kiểm lâm cũng có quyền được kiểm tra việc thi hành pháp luật bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính, khởi tố điều tra vụ án hình sự, khởi tố đối tượng phạm tội, bắt giữ, tạm giữ phương tiện và được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ sử dụng trong trường hợp pháp luật quy định khi thi hành công vụ. Do đó, những chức năng này đề nghị tách rõ không nên quy định chức năng quản lý nhà nước gắn lồng vào đây.

Đề nghị luật sửa đổi lần này đưa ra các quy định pháp luật để có hiệu lực hơn về lực lượng Kiểm lâm vào luật, khẳng định vai trò, trách nhiệm bảo vệ rừng và cần dành một chương riêng hoặc một mục trong chương, chứ không lẫn vào trong các quy định về lực lượng kiểm lâm trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp để việc thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật thành cơ quan chuyên trách. đề nghị khẳng định vai trò, vị thế của lực lượng kiểm lâm trong Luật này.Từ đó chúng ta mới quy trách nhiệm đầy đủ hơn để rừng chúng ta được bảo vệ một cách tốt hơn và gắn với trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ rừng cho một lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.


    Ý kiến bạn đọc