|
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn được nhà nước nước giao quản lý 19.903,69ha rừng và đất lâm nghiệp, 96% là rừng tự nhiên; trong đó có 7.673,75ha rừng phòng hộ, 12.229,94ha rừng sản xuất. Công ty hiện có 113 người; 3 phòng, 01 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel Kim Thành, 01 trang trại lợn nái.
Thực hiện Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ, Công ty đã khoán chu kỳ cho 20 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 70,87ha rừng. Đối với diện tích đất trống, rừng trồng, đất vườn tạp Công ty tiến hành giao khoán bảo vệ phát triển rừng theo công đoạn cho các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên cư trú hợp pháp trên địa bàn các xã lân cận với diện tích 19.812,23ha. Việc cắm mốc ranh giới tại thực địa đã cơ bản hoàn thành, hiện đang chờ cơ quan có thẩm quyền thực hiện xây dựng hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty.
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn Lê Tiến Cát báo cáo công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của đơn vị giai đoạn 2016 - 2019
|
Do thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền nên trên tổng diện tích công ty quản lý không có tình trạng tranh chấp, lấn chiếm; từ năm 2016 đến nay không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn công ty được giao quản lý, sử dụng; công tác bảo tồn được quan tâm, giám sát thường xuyên nên cơ bản đảm bảo các loại động vật, thực vật, hệ sinh thải rừng tự nhiên được bảo vệ nguyên vẹn, không để xảy ra các tác động xấu ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của rừng.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hoàng Quốc Huấn: Thực hiện công tác khoán rừng và đất lâm nghiệp đúng quy định; làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
|
Đặc biệt, năm 2017, Công ty LN&DV Hương Sơn là đơn vị đầu tiên trong cả nước được Tổ chức chứng nhận GFA (một trong những tổ chức của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cấp chứng chỉ “Quản lý rừng theo hướng bảo tồn các dịch vụ hệ sinh thái tập trung vào việc duy trì trữ lượng cacbon rừng”.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt giải trình một số ý kiến kiến nghị liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý
|
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty còn gặp khá nhiều khó khăn như chính sách đối với quản lý rừng phòng hộ thấp hơn so với mức quy định; chính sách đối với quản lý, bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn thấp; việc chi trả tiền lương và các chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; chưa được cấp kinh phí làm giàu rừng; các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ rừng hư hỏng, xuống cấp…
Thành viên Đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hổ: Công ty cần đảm bảo quyền lợi của người lao động; phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập người lao động
|
Thành viên Đoàn giám sát, Phó Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga: Đánh giá rõ hiệu quả thực sự của giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và tái cấu trúc bộ máy của Công ty
|
Tại cuộc làm việc, Công ty đề nghị Chính phủ ban hành bổ sung cơ chế chính sách riêng, đặc thù đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp theo cơ chế đặt hàng, cung cấp công ích như doanh nghiệp công ích khác; xem xét đề xuất Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để làm giàu rừng trong giai đoạn 2021 - 2025; đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để xử lý 959,87ha rừng bị Nứa Khuy (nứa chết hàng loạt) để chống suy thoái rừng, mất rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định…
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Huy Hùng phát biểu tại cuộc làm việc
|
Kết thúc cuộc làm việc, Đoàn giám sát chia sẻ những khó khăn của Công ty thời gian qua. Đồng thời đánh giá cao những nỗ lực trong quản lý, sử dụng, khai thác rừng, đất lâm nghiệp và sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn. Thời gian tới, Đoàn giám sát đề nghị Công ty thực hiện tốt đề án sắp xếp, kiện toàn,đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị gắn với kiện toàn bộ máy Công ty; triển khai có hiệu quả phương án quản lý rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện tốt các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, các quyết định UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng để bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp; thực hiện việc giao khoán rừng, đất lâm nghiệp đúng quy định; tiếp tục xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong lâm phần được giao quản lý đúng quy định.
Tin mới cập nhật
- Gặp mặt Hội đồng hương Hà Tĩnh tại thành phố Huế ( 08/01)
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)