Trải qua các giai đoạn lịch sử, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Trong các cuộc chiến tranh giành, giữ và bảo vệ tổ quốc, Hà Tĩnh vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến lớn. Hàng vạn người con quê hương Hà Tĩnh đã tình nguyện lên đường ra trận và chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Sự hy sinh, cống hiến đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của Hà Tĩnh, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt nam.

"> Trải qua các giai đoạn lịch sử, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Trong các cuộc chiến tranh giành, giữ và bảo vệ tổ quốc, Hà Tĩnh vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến lớn. Hàng vạn người con quê hương Hà Tĩnh đã tình nguyện lên đường ra trận và chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Sự hy sinh, cống hiến đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của Hà Tĩnh, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt nam.

" /> 65 năm một chặng đường tri ân Trải qua các giai đoạn lịch sử, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Trong các cuộc chiến tranh giành, giữ và bảo vệ tổ quốc, Hà Tĩnh vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến lớn. Hàng vạn người con quê hương Hà Tĩnh đã tình nguyện lên đường ra trận và chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Sự hy sinh, cống hiến đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của Hà Tĩnh, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt nam.

"> Trải qua các giai đoạn lịch sử, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Trong các cuộc chiến tranh giành, giữ và bảo vệ tổ quốc, Hà Tĩnh vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến lớn. Hàng vạn người con quê hương Hà Tĩnh đã tình nguyện lên đường ra trận và chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Sự hy sinh, cống hiến đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của Hà Tĩnh, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt nam.

" />
65 năm một chặng đường tri ân
EmailPrintAa
07:35 27/07/2012

Trải qua các giai đoạn lịch sử, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Trong các cuộc chiến tranh giành, giữ và bảo vệ tổ quốc, Hà Tĩnh vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến lớn. Hàng vạn người con quê hương Hà Tĩnh đã tình nguyện lên đường ra trận và chiến đấu kiên cường, dũng cảm. Sự hy sinh, cống hiến đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của Hà Tĩnh, tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt nam.

Trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Hà Tĩnh đã động viên 43.780 thanh niên tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, hàng vạn lượt đối tượng tham gia lực lượng dân quân du kích, dân công hoả tuyến, đóng góp hàng triệu ngày công phục vụ chiến đấu trên các chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẩy năm châu, chấn động địa cầu. Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tiếp tục làm tốt và hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ: Vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng hậu phương vững chắc; vừa tham gia chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hàng vạn người con ưu tú đã lên đường “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước”, trong đó có 92.931 thanh niên tham gia bộ đội chủ lực, 8.650 thanh niên tham gia bộ đội địa phương, 31.750 người tham gia dân quân du kích, dân quân tự vệ, 40.748 người tham gia dân công hoả tuyến, 18.137 người tham gia thanh niên xung phong.

Những chiến công hiển hách của quân và dân Hà Tĩnh đã để lại dấu ấn sâu sắc cho ngày hôm nay và gắn liền với những địa danh, những tên làng, tên xóm trong trang sử hào hùng của dân tộc. Trên mảnh đất quê hương Hà Tĩnh, nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như Ngã ba Đồng Lộc, cầu Nhe, núi Nài, Bến Thủy, đèo Ngang, phà Địa Lợi... Nhiều tấm gương anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh của quê hương đã đi vào huyền thoại của dân tộc. Tuổi thanh xuân, máu đào của các chiến sỹ và nhân dân đã góp phần tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc, viết nên những trang sử hào hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Để giành được thắng lợi to lớn như ngày hôm nay, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, hàng triệu người đã hiến một phần xương máu của mình cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc. Hà Tĩnh là địa phương chịu nhiều tổn thất cả về sức người và sức của với trên 30 nghìn người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, hơn 40 nghìn người đã mất đi một phần cơ thể, hàng nghìn người bị nhiễm chất độc da cam.

Thấm nhuần lời dạy của Bác: "Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ, phải tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được yên ổn về vật chất, được vui vẻ về tinh thần và có điều kiện tham gia hoạt động có ích cho xã hội", 65 năm qua, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã tập trung chăm lo, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công; chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ… Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ năm 1995 đến năm 2012, Hà Tĩnh đã xác nhận và giải quyết chế độ trợ cấp cho 37.148 thương binh, 9.961 bệnh binh, 28.427 liệt sỹ, 2.466 cán bộ lão thành cách mạng và người hoạt động tiền khởi nghĩa, 6.620 người bị nhiễm chất độc da cam; làm hồ sơ thủ tục để Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương cho 182.000 người hoạt động cách mạng; phong tặng và truy tặng 535 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 294.888 lượt đối tượng được giải chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có hơn 50.000 đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên, với tổng kinh phí chi trả hàng năm trên 700 tỷ đồng. Các chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, học nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, bệnh binh và người có công; trang cấp xe lăn, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh; cải thiện nhà ở cho gia đình chính sách được giải quyết kịp thời.

Đồng chí Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước và lãnh đạo tỉnh tặng quà cho ông Trần Đình Bá, tổ 01, Phường Trần Phú, thân nhân liệt sỹ

 

Phong trào toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng, xây dựng, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh và từng bước xã hội hoá. Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến năm 2011, Hà Tĩnh đã vận động được 32,3 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng mới và sửa chữa 2.482 nhà tình nghĩa; tặng 7.585 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phụng dưỡng suốt đời. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ, các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ 59,683 tỷ đồng cho các hoạt động đền đáp nghĩa. Trong đó, xây mới 350 nhà tình nghĩa, tặng 1.500 sổ tiết kiệm tình nghĩa, tặng 5.000 con bê nghé cho các hộ gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo.

Các công trình ghi công các anh hùng liệt sỹ được quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp ngày càng bền đẹp và nghiêm trang. Đến nay Hà Tĩnh đã cất bốc, án tang 658 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về tại các nghĩa trang trên địa bàn; đầu tư nâng cấp 8 nghĩa, 5.911 mộ liệt sỹ; 248 xã xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ… Những thành tích đạt được trong công tác thực hiện chính sách, đền ơn đáp nghĩa trong chặng đường 65 năm qua, đã góp phần làm ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đối tượng chính sách. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đã giúp nhiều gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh và người có công với cách mạng vượt qua khó khăn, vươn lên sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành phong trào xây dựng người công dân kiểu mẫu và “gia đình cách mạng gương mẫu”. Đến nay đã có trên 96% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư.

Phát huy truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng của quê hương và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng mỗi hành động chăm lo, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng có ý nghĩa rất lớn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, làm dịu đi nỗi thương đau mất mát của biết bao gia đình có công với cách mạng. Với niềm tin tưởng sâu sắc tằng, thời gian tới, công tác chính sách người có công với cách mạng sẽ được triển khai kịp thời hơn, đầy đủ hơn; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sẽ được phát động và triển khai mạnh mẽ hơn, góp phần nâng cao đời sống các gia đình chính sách, tạo sự ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.


    Ý kiến bạn đọc