Ngôi mộ hai cô
EmailPrintAa
16:13 24/07/2013

Chúng tôi đến tìm hiểu tình hình về thời hậu chiến ở ban Thường trực Hội CCB xã Cẩm Huy (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), các đồng chí cho biết nữ CCB Dương Thị Hiểu người có tấm lòng nhân hậu quý báu đối với đồng đội đã hy sinh ở chiến trường xưa.

Tìm đến nhà cựu chiến binh Dương Thị Hiếu, sau một thời gian trò chuyện, chị đã say sưa kể lại câu chuyện đi tìm đồng đội của mình. Tháng 6 năm 1965 tôi nhập ngũ vào đơn vị Thanh niên xung phong C 217, đôi 25, đoàn 559. Tháng 7 năm 1965 đơn vị hành quân từ Hà Tĩnh vào Nam; đi tới xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình thì nghỉ chân. Dù nghỉ chân 1 ngày thôi nhưng theo yêu cầu của cấp trên nên đơn vị phải đào hầm bỏ téc xăng. Tôi làm tiểu đội trưởng. Trong tiểu đội có chị Dương Thị Phòng bị thương nặng, đơn vị đưa chị vào trạm xá xã, tôi được cử lại chăm sóc đồng đội, còn đơn vị tiếp tục hành quân, nhưng chỉ được 3 ngày thì chị hy sinh. Tôi vội chạy sang một đơn vị đóng quân tại Lèn Đá cách đó 3km để báo cáo tình hình. Sau đó, cùng mọi người chôn cất chị trên một quả đồi cao, dưới chân đồi là một dòng suối nhỏ, không lở, không bồi, cách mộ chị khoảng 10 m có 2 bụi tre, gần nhà ông Quý ở Bản Quyền, xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình. Từ Bản Quyền ra khoảng 3km đường rừng có một cầu treo dài khoảng 200m qua con suối to, tiếp đó là rừng cây đại ngàn trên đường mòn Hồ Chí Minh. Sau khi chôn cất xong đồng đội chị đi theo trạm giao liên, 5 ngày sau thì gặp đơn vị tại trạm giao liên Làng ho, gần đèo 1001. Sau khi tôi đi vào đơn vị, dân làng nơi đây và nhất là gia đình ông Quý thường trông lên đồi và nhớ đến ngôi mộ hai cô – một cô đi một cô ở ...

Mắt ngân ngấn nước chị tâm sự: suốt 47 năm (1965 - 2012) tâm trí tôi luôn thổn thức nhớ tới đồng đội thân yêu đang nằm lại chiến trường xưa. Không biết mộ mất hay còn. Nhiều đêm tôi năm cứ nghỉ đến tên gọi thân thiết Dương Thị Phòng với tuổi 17, trẻ trung, xinh gái, cùng nhập ngũ, cùng ăn, ở giờ đang nằm ở nơi xa. Còn bản thân mình còn sống trở về, có chồng, con thử hỏi làm sao nguôi ngoai. Nghĩ thế nhưng khi lấy chồng, sinh con thơ không thể đi được, khi con lớn thì chồng đau yếu. Nỗi niềm mong nhớ cứ khắc khoái khôn nguôi, cái tên ấy, con người ấy cứ mãi hiện lên mỗi khi đêm về.

Ngày 18/12/2012, dù còn tang chồng nhưng chị đã xin phép anh em, con cái để đi tìm đồng đội xưa. Chuyến đi tìm lại ngôi mộ đồng đội xưa gồm có một cán bộ xã Cẩm Thành, một người trong họ tộc, em trai và hai cháu của Liệt sỹ Phòng. Sau 5 ngày các chị mới đến được Bản Quyền xưa. Thế nhưng, ông Quý đã mất, con trai ông hiện ở ngôi nhà năm xưa chị từng đến. Nhắc đến chuyện xưa, con trai ông cho biết: có một ngôi mộ to, hằng năm hoa nở nhiều. Mọi người trong bản thường gọi đó là ngôi mộ hai cô, một cô đi và một cô ở. Lần tìm lại nhưng manh mối theo trí nhớ, chị đứng như chết lặng khi nhưng dấu vết xưa giờ đã bị thời gian bào mòn. Không còn hai cây tre nữa, cũng không còn dòng suối nhỏ năm xưa. Chiếc cầu treo theo năm tháng đã thay đổi chất liệu nhưng may là vẫn nằm ở vị trị cũ. Qua cầu treo, đi bộ một khoảng dài, leo lên đồi chúng tôi thấy hiện lên một ngôi mộ. Tìm quanh mộ, chị gần như hét lên: Phòng ơi! Bạn Hiểu đây, đồng đội của bạn sau 47 năm xa cách về với bạn đây. 47 năm bạn nằm lại nơi đây, chỉ vài ngày nữa thôi mình sẽ đem bạn về quê, về nơi chôn rau cắt rốn, về với làng, với xóm, về với người thân, về với những đồng đội của bạn.

Ngày 02/01/2013, sau khi thắp hương cho đồng đội, chị cùng mọi người cùng cất bóc hài cốt liệt sỹ Phòng. Chỉ đào hơn 1m thì thấy được hài cốt, bộ hài cốt vẫn nguyên, hai chiếc cặp tóc bằng I nox không rỉ. Chiều hôm đó, sau khi cất xong các chị lên đường về nhà, suốt dọc đường chị ôm chặt chiếc va li đựng hài cốt chị Phòng vào lòng như gửi gắm những nỗi niềm, như ôm ấp lại người đồng đội ngày xưa...

Chia tay chị Hiểu vào một chiều cuối hạ, chúng tôi ghi lại câu chuyện kể như một nén hương lòng để tưởng nhớ đến những người con ưu tú của dân tộc đã hi sinh nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ.


    Ý kiến bạn đọc