Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng
EmailPrintAa
17:41 17/06/2023

Bài 1. Kết quả đạt được và những bất cập hạn chế Quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường. Qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và định hướng lãnh đạo công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, xác định đây là công tác rất quan trọng trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Các Nghị quyết của Đảng đã xác định những nội dung lớn để định hướng phát triển nhiều lĩnh vực trong đó có công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.

Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ

Thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, phát triển đô thị và nông thôn. Hệ thống quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng luôn được rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, tạo lập môi trường cư trú bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng thời gian qua được thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 và chương II Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, được sửa đổi bổ sung tại Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 62/2020/QH14. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một cách toàn diện và đầy đủ về hoạt động quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.

Đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện

Qua 12 năm thực hiện Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và 7 năm thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng tại Luật Xây dựng năm 2014, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị và tổ chức quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn được thực hiện tốt trong hình thành, quản lý và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng của Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp và các tổ chức, cá nhân, đảm bảo sự phân công, phối hợp tổ chức thực hiện đồng bộ, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội trong quản lý, phát triển, đầu tư xây dựng tại đô thị, nông thôn và các khu chức năng.

Luật Quy hoạch năm 2017 được ban hành đã có tác động đến hệ thống quy định pháp luật về quy hoạch, trong đó có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Theo đó, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được xác định là các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; quy hoạch xây dựng (bao gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng) thuộc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.

Tuy nhiên, phạm vi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch xây dựng khu chức năng có thể được xác định theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc theo một khu vực lãnh thổ cần quản lý đầu tư xây dựng (một khu vực trong đô thị hoặc một điểm dân cư nông thôn). Do đó, các loại hình thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch; vai trò của từng loại hình, cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn cần được quy định rõ ràng để đảm bảo áp dụng pháp luật đồng bộ, thống nhất.

Huyện Nghi Xuân tập trung thực hiện tốt Quy hoạch đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 và đang phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu (Ảnh baohatinh.vn)

Quá trình thực hiện trong thực tiễn đã phát sinh một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng như: Chưa có quy định về các đối tượng được hình thành từ quy hoạch tỉnh cần lập quy hoạch xây dựng để quản lý dự án đầu tư xây dựng; chưa phân định rõ khái niệm đô thị mới, đô thị mở rộng; quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đối với khu vực đã lựa chọn được nhà đầu tư còn chưa phù hợp với thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng; việc lấy ý kiến đối với quy hoạch và thẩm định, phê duyệt quy hoạch cần có quy định chặt chẽ, cụ thể hơn để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và triển khai thực hiện khi quy hoạch được phê duyệt;...

Bên cạnh đó, một số quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trong công tác lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, phân loại đất đai, xác định quỹ đất nhà ở xã hội theo cấp độ quy hoạch, thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về quy hoạch,... còn chưa thống nhất với một số đạo luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Tổ chức chính quyền địa phương…

Từ những bất cập của thực tiễn, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng chỉ đạo cho giai đoạn mới:

Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, việc rà soát, cập nhật và sửa đổi, bổ sung, thống nhất các chính sách, quy định pháp luật về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng là cấp thiết để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính đồng bộ chung của hệ thống pháp luật.

Quang Đức

    Ý kiến bạn đọc