Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá XVI (thông qua đường dây nóng)
EmailPrintAa
16:14 17/09/2012

Câu hỏi:

Một số đập nước thủy lợi ở huyện Vũ Quang khi thi công không có hệ thống mương (như Đập Nón ở xã Đức Hương); bên cạnh đó mương cứng bằng bê tông đang sử dụng xây rất hẹp, nước chảy chậm không phục vụ được sản xuất nông nghiệp, gây nên hiện tượng bỏ hoang đất trống nhiều nơi. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng khắc phục vấn đề trên

Trả lời:

Trên địa bàn huyện Vũ Quang có 75 hồ đập lớn nhỏ, 02 trạm bơm điện phục vụ tưới cho hơn 1.100 ha đất trồng lúa và một số diện tích đất trồng màu, cây ăn quả. Các công trình thuỷ lợi, hồ đập trên địa bàn chủ yếu đã làm lâu năm, đập được đắp bằng đất, quy mô nhỏ; hiện có 08 đập kiên cố theo chương trình đầu tư của các dự án, như OHK, IFAD,.. Tại công trình đập Rú Nón (xã Đức Hương) được Chương trình IFAD đầu tư xây dựng năm 2002, bao gồm hệ thống đập và cống đóng mở, hiện nay hệ thống kênh tưới mới chỉ xây dựng được 400m (cách vị trí cống đầu kênh khoảng 01km) còn lại vẫn đang là kênh đắp bằng đất.

Về hệ thống kênh mương tưới đã xây dựng được 50,8 km/142 km nhu cầu, chủ yếu được xây dựng theo hình thức vay vốn ưu đãi kết hợp với kinh phí hỗ trợ của huyện và vốn đóng góp của nhân dân. Vấn đề cử tri phản ánh hệ thống kênh mương xây hẹp, nước chảy chậm không phục vụ được sản xuất gây nên hiện tượng bỏ hoang đất trống nhiều nơi là chưa đúng, bởi vì:

- Trước khi xây dựng hệ thống kênh mương trên cơ sở dung tích hồ chứa, khoảng cách từ hồ chứa tới chân ruộng và nhu cầu tưới các đơn vị tư vấn đã lập hồ sơ thiết kế và huyện đã thẩm định, phê duyệt, tuy nhiên sau một thời gian đưa vào sử dụng việc nạo vét, bão dưỡng ở một số công trình không được làm thường xuyên, dẫn đến việc phù sa bồi lấp, một số nơi do nước chảy thường xuyên nên bị rò rỉ, nên phần nào hạn chế khả năng dẫn nước.

- Về cơ cấu hàng năm: Diện tích lúa Đông xuân là 1.100 ha, vụ hè thu diện tích 400 ha (chỉ bố trí những vùng chủ động nước, không bị ngập lụt) về cơ bản được cung cấp nước đầy đủ, đảm bảo, số diện tích không chủ động được nước, diện tích cao ráo được bố trí trồng màu và ngô, đậu hè thu.

Để khắc phục những khó khăn trên, hàng năm huyện đã lồng ghép một số chương trình, dự án và hỗ trợ tiền mua xi măng để đầu tư xây dựng kênh mương, phần còn lại do nhân dân đối ứng. Nhưng do điểm xuất phát thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, hàng năm chịu ảnh hưởng lũ lụt, thiên tai nên việc tu sửa, xây mới các hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất tại các xã trong đó có xã Đức Hương đang gặp nhiều khó khăn.

 


    Ý kiến bạn đọc