Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá XVI
EmailPrintAa
15:04 16/10/2012

Câu hỏi: (Cử tri toàn tỉnh) Để đảm bảo phát triển một cách bền vững, đề nghị tỉnh cần khảo sát, đánh giá thị trường đối với các loại sản phẩm trong nông nghiệp để có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực tế hiện nay sản phẩm nông nghiệp giá cả quá thấp, không bù đủ chi phí sản xuất, người dân không tha thiết sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa.

Trả lời: Hiện nay, sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nhất là những năm được mùa giá cả nông sản thường xuống thấp, nên hiệu quả sản xuất không cao đúng như ý kiến cử tri đã nêu. Để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đảm bảo đời sống ổn định cho nông dân, thời gian qua UBND tỉnh đã ban hành các đề án, quy hoạch, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh, đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững, cụ thể:

-  Về đề án: Đã ban hành Đề án phát triển ngành trồng trọt Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án cơ cấu bộ giống lúa và tổ chức sản xuất giống lúa năng suất, chất lượng cao đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển ngành chăn nuôi Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngành muối Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển ngành muối…

-  Về quy hoạch: UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung công nghệ cao giai đoạn 2012-2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch mạng lưới bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2009 - 2020; Quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2010 - 2020; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cát giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng 2030. Hiện đang tập trung cao xây dựng, đưa vào tổ chức thực hiện các quy hoạch: Quy hoạch chi tiết nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp đến 2020; Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Rà soát, điều chỉnh phát triển cao su giai đoạn 2010-2020; Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa năng suất chất lượng cao giai đoạn 2012-2020.

-  Về Chính sách: Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011), trong đó có chính sách hỗ trợ người sản xuất sản xuất theo hướng VietGAP, hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết giữa hộ dân với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi lợn, sản xuất giống lúa, lúa hàng hóa, sản xuất rau, củ quả theo quy trình VietGAP,… bước đầu hình thành 84 cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết giữa Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh , Công ty cổ phẩn chăn nuôi C.P Việt Nam với hộ nông dân; hình thành một số vùng sản xuất lúa tập trung (cánh đồng mẫu) liên kết giữa Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương với hộ nông dân Cẩm Thành và một số xã huyện Đức Thọ ...

Ngoài Chính sách theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1887/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao; Dự án khảo nghiệm, sản xuất các giống lúa và xây dựng khu liên hợp sấy, tồn trữ, nhà máy chế biến gạo xuất khẩu; Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 về quy định tạm thời một số nội dung về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân thu gom, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Song song với xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo sản xuất bền vững, hiệu quả, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, gắn với phát triển sản xuất, cụ thể: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm Mitraco quy mô 1.000 con/ngày; Dự án đầu tư trang trại nuôi hươu tập trung và xây dựng nhà máy chế biến nhung hươu; Dự án sản xuất, chế biến rau củ quả công nghệ cao; nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tại xã Thiên Lộc, huyện Can lộc ...

Như vậy, trong thời gian tới khi các đề án, quy hoạch, chính sách, dự án được triển khai thực hiện đồng bộ, cùng với sự nổ lực từ phía người nông dân, doanh nghiệp vấn đề gắn sản xuất với tiêu thụ sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn nhất trong điều kiện hộ nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, nông nghiệp hàng hóa kém phát triển.

 


    Ý kiến bạn đọc