Trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVII. (Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc)
EmailPrintAa
11:28 13/07/2017

Câu hỏi 7.Đề nghị tỉnhkiến nghị với Tổng công ty điện Miền Bắc giải quyết kịp thời việc bàn giao hệ thống điện nông thôn sang ngành điện quản lý; chỉ đạo ngành điện giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hồ sơ, thủ tục việchoàn trả nguồn kinh phí đầu tư lưới điện ban đầu cho người dân; xem xét lại việc hộ dân khi chuyển nhà phải yêu cầu mua công tơ mới.

 

Trả lời:

7.1. Kết quả bàn giao và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn sang ngành điện quản lý

- Kết quả bàn giao: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý, vận hành và bán điện; từ tháng 10/2008 đến 3/2015, Hà Tĩnh đã tiến hành bàn giao xong 225 xã (gồm 133 xã thuộc Dự án RE-II và 92 xã ngoài Dự án) sang ngành điện quản lý, nâng tổng số đơn vị Công ty Điện lực Hà Tĩnh quản lý, bán điện là 257/262 xã, phường, thị trấn (05 xã còn lại cam kết duy trì mô hình hoạt động của HTX dịch vụ điện).

- Tình hình hoàn trả vốn sau bàn giao: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2013/TT-BCT-BTC của liên Bộ Công Thương - Tài chính, Công ty Điện lực Hà Tĩnh sử dụng nguồn trích khấu hao để hoàn trả vốn cho bên giao; việc hoàn trả được thực hiện tối đa là 36 tháng kể từ thời điểm có Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt giá trị tài sản bàn giao.

Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 187/194 xã (94 xã ngoài dự án và 93 xã hậu RE-II), còn 7 xã (hậu RE-II) của huyện Hương Khê đang được Hội đồng huyện định giá.

Hiện tại, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã phê duyệt giá trị của 260 xã (Dự án RE-II 133 và ngoài dự án 127 xã) và thực hiện hoàn trả được 74,9 tỷ đồng vốn vay WB để đầu tư lưới điện Dự án RE-II, còn phần vốn của các địa phương và HTX tự đầu thì mới hoàn trả được 87/127 xã, với số tiền 22,3 tỷ đồng. Các xã còn lại, gồm 7 xã có phần vốn của các địa phương và HTX tự đầu tư đang bổ sung hồ sơ và 40 xã Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã đăng ký kế hoạch vốn với Tổng Công ty điện lực miền Bắc để thực hiện hoàn trả trong năm 2017.

7.2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc hoàn trả

Trong thời gian qua, để thực hiện việc hoàn trả vốn theo Thông tư Liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC, Tổng công ty Điện lực miền Bắc yêu cầu bên giao cung cấp đầy đủ hồ sơ gốc của các dự án để thực hiện hoàn trả. Tuy nhiên, do các địa phương chuyển đổi HTX, mô hình quản lý điện qua nhiều chủ thể quản lý nên hồ sơ bị mất, thất lạc do đó việc tập hợp hồ sơ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sau khi bàn giao lưới điện, HTX đã giải thể, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự vào cuộc trong việc đôn đốc, lập hồ sơ còn thiếu nên công tác thẩm định và xác định giá trị hoàn trả chậm.

Mặt khác, nhu cầu vốn để hoàn trả cho cả 225 xã bàn giao là rất lớn (dự kiến trên 423,4 tỷ đồng, trong đó vốn RE-II 350,18 tỷ đồng và vốn HTX, địa phương 73,22 tỷ đồng), trong khi nguồn lực từ Tổng công ty Điện lực Miền Bắc dành cho Hà Tĩnh còn hạn chế nên đã làm chậm quá trình hoàn trả.

7.3. Giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hồ sơ thủ tục để hoàn trả vốn

Để sớm hoàn trả nguồn vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và Công ty Điện lực Hà Tĩnh phối hợp tốt để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Công ty Điện lực Hà Tĩnh làm việc cụ thể với chính quyền và Hợp tác xã tại các địa phương để sớm hoàn chỉnh 47 hồ sơ giao nhận còn lại (các trường hợp không đủ hồ sơ gốc theo quy định thì thực hiện theo Khoản 5 Điều 6 Thông tư Liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC), trình Hội đồng định giá tài sản các huyện xem xét, định giá tài sản.

- Hội đồng định giá tài sản huyện Hương Khê khẩn trương hoàn thiện công tác thẩm định giá, gửi Sở Tài chính thẩm định, để UBND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt giá trị tài sản còn lại, làm cơ sở cho việc hoàn trả vốn.

- Công ty Điện lực Hà Tĩnh có trách nhiệm khẩn trương lập kế hoạch hoàn trả vốn cho các địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc thực hiện việc hoàn trả vốn cho bên giao trong năm 2017.

Về việc xem xét lại việc hộ dân khi di chuyển nhà phải yêu cầu mua công tơ mới

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực quy định:“Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác, phải được sự đồng ý của Bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển”.

Do đó, trường hợp khách hàng sử dụng điện có nhu cầu thay đổi vị trí lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng thì phải được sự đồng ý của Bên bán điện và chịu toàn bộ chi phí di chuyển (trừ chi phí mua công tơ).

Tuy vậy, Hiện nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh chưa thực hiện thu phí di chuyển công tơ di dời đối với khách hàng trên địa bàn.


    Ý kiến bạn đọc