Ban Văn hóa – Xã hội làm việc tại huyện Hương Sơn
EmailPrintAa
09:35 07/03/2013

Vừa qua Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc tại huyện Hương Sơn để giám sát về tình hình thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2004-2012. Tham dự làm việc có đồng chí Hoàng Thị Cẩm Tú, TUV, Ủy viện Thường trực HĐND tỉnh; các thành viên ban, đại diện lãnh đạo và các phòng chuyên môn sở LĐTBXH và huyện.

Hương Sơn là là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 110,415 ha, tổng dân số 116,388 người, nền kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang phát triển, kinh tế tăng trưởng khá. Tuy vậy đây vẫn là huyện có điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sồng nhân dân ở nhiều vùng còn khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và điều kiện chăm sóc đến trẻ em.

          Với 26170 trẻ em, chiếm tỷ lệ 22,48% tổng dân số, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi 10.950 em, có 951 trẻ em mồ côi, 51 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 407 trẻ em bị khuyết tật, tàn tật; có 6,500 trẻ em con hộ nghèo. Trong những năm qua qua với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cộng với sự nhiệt tình, tâm huyết  của cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở, nhất là sự quan tâm của cộng đồng, xã hội ngày càng lớn đã tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện hơn.  Huyện đã ban hành các chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001-2010, và giai đoạn 2010-2015; chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc khó khăn giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; Kế hoạch phòng ngừa tình trạng trẻ em lanh thang, trẻ em bị xâm hại tình dục… Thực hiện tháng hàng động vì trẻ em, như tổ chức Tết trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi, khai giảng năm học mới các em có hoàn cảnh khó khăn được thăm hỏi tặng quà với hàng ngàn suất quà mỗi năm, số tiền hàng trăm triệu đồng…

Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc

         

Trong 8 năm thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngoài sự giúp đỡ của tỉnh, huyện và sự vào cuộc của các cơ quan đoàn thể, các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cộng với sự quan tâm của gia đình và nhà trường, năm 2004 có 1063 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến năm 2012 chỉ còn 477 em, đã cấp 9.000 suất học bổng cho 9.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cấp 80 xe lăn cho trẻ em tàn tật; hổ trợ phẩu thuật phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho 100 lượt trẻ em bị sứt môi hở vòm, 120 lượt trẻ em bị khuyết tật hệ vận động; hơn 60 trẻ em bị bệnh về mắt và 900 lượt trẻ em bị xơ hóa cơ delta; hổ trợ phẩu thuật tim cho 25 em bị bệnh tim bẩm sinh. 100 % trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, khuyết tật, tàn tật nặng, con hộ nghèo đã được hưởng tất cả các chế độ bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục…

          Bên cạnh những kết quả khá nổi bật trong 8 năm thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, quá trình triển khai thực hiện Luật vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ như: tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ; tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bị chết đuối nước vẫn xẩy ra; nguy cơ trẻ em bị nhiểm HIV, nghiện ma túy vẫn còn nhiều tiềm ẩn và đáng báo động; Các khu vui chơi, gải trí cho trẻ hầu như không có; một số địa phương cán bộ còn kiêm nhiệm, đời sống nhân dân đang còn nhiều khó khăn; ngân sách cho hoạt động bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế; nhận thức một số gia đình vẫn chưa đầy đủ và phần nào còn bị xem nhẹ; các thói quen tập quán có hại cho trẻ chưa được đấu tranh loại bỏ; việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao cho trẻ em khó khăn còn thấp.

          Qua làm việc với UBND Thị trấn Phố Châu, UBND xã Sơn Hòa và với lãnh đạo huyện Hương Sơn, Đoàn đánh giá cao sự vào cuộc khá quyết liệt sau 8 năm thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn là khá toàn diện và đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, công tác tuyên truyền được thực hiện tốt nên việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm, không còn tình trạng trẻ em bỏ học, cán bộ phụ trách được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn; công tác điều tra, kiểm tra, quản lý dữ liệu dược quan tâm. Bên cạnh đó Đoàn cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: việc nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về Luật còn hạn chế; một số quyền của trẻ em chưa được phát huy; việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em còn hạn chế ….. Đối với một số kiến nghị, đề xuất của huyện Ban sẽ có ý kiến, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để có phương án giải quyết trong thời gian tới.


    Ý kiến bạn đọc