Chú trọng xây dựng đô thị thông minh trong triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn thành phố
EmailPrintAa
17:11 08/09/2023

Sáng 08/9/2023, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì khảo sát việc thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021-2023 tại thành phố Hà Tĩnh.

Đoàn khảo sát tại phòng giao dịch một cửa phường Thạch Quý...

…Trao đổi với Tổ trưởng Tổ chuyển đổi số cộng đồng Tổ dân phố Trung Lân (phường Thạch Quý)…

Cùng dự có các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Sở Thông tin - Truyền thông và Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh.

Đoàn đã khảo sát trực tiếp tại Phòng giao dịch một cửa, Tổ chuyển đổi số cộng đồng Tổ dân phố Trung Lân (phường Thạch Quý); hệ thống giám sát trật tự đô thị và an toàn giao thông tại Công an thành phố Hà Tĩnh; Phòng giao dịch một cửa (phường Nam Hà); Trung tâm hành chính công thành phố.

…Hệ thống giám sát trật tự đô thị và an toàn giao thông tại Công an thành phố Hà Tĩnh

…và phòng giao dịch một cửa phường Nam Hà.

Qua khảo sát cho thấy, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã quan tâm, tập trung cao trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số. Ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về việc đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số và đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính, Kế hoạch Chuyển đổi số thành phố giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030… Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên; thành lập 15/15 ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và 124/124 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn. Thành phố cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho thành viên tổ chuyển đổi số cộng đồng các thôn, tổ dân phố. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đảm bảo sát thực tiễn giúp người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, đồng hành cùng chính quyền trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ

Hạ tầng cơ sở vật chất tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố được quan tâm đầu tư, nâng cấp; trung tâm Hành chính công thành phố được đầu tư hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tra cứu hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được bố trí, đào tạo khá bài bản tại các phòng, ngành, đơn vị liên quan.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tỉnh Nguyễn Duy Đức: Thời gian qua, thành phố đã tập trung cao cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn

Thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Tiến Hùng: Cần tính toán kỹ để chính sách ban hành có hiệu quả lâu dài.

Tập trung cao trong việc hiện chính quyền số; việc ứng dụng chữ kỹ số, gửi nhận văn bản, tạo hồ sơ điện tử được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định; tỷ lệ hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt tỷ lệ khá cao, nhất là đẩy mạnh thực hiện giải quyết hồ sơ trực tuyến toàn trình . Thực hiện cập nhật các dữ liệu liên ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 15/15 phường, xã hoàn thành công tác số hóa, cập nhật dữ liệu Sổ hộ tịch, hoàn thành làm sạch dữ liệu trẻ em…

Lĩnh vực kinh tế số, xã hội số được triển khai thực hiện hiệu quả. Hầu hết các cơ sở giáo dục, y tế và cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã triển khai việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 100% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử; hướng dẫn các cơ sở có sản phẩm đạt OCOP đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát trật tự đô thị và an toàn giao thông tại Thành phố với tổng mức đầu tư gần 132 tỷ đồng.

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần: Đề nghị xem xét kỹ thành phần để tổ chuyển đổi số cộng đồng hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển đổi số tại thành phố còn một số hạn chế, khó khăn như: cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung, hạ tầng CNTT phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, xây dựng đô thị thông minh còn thiếu, bấp cập. Nguồn kinh phí đầu tư, triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án về chuyển đổi số còn khó khăn, hạn chế. Tại phường, xã chưa được trang bị thiết bị đảm bảo an toàn thông tin; tỉnh chưa có khung chuyển đổi số cụ thể các nhiệm vụ triển khai, thực hiện; các Tổ chuyển đổi số cộng đồng chưa tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, chưa có kinh phí hỗ trợ; lượng hồ sơ phát sinh qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa đều, mới tập trung một số ít thủ tục hành chính…

Phát biểu tại các điểm khảo sát, Đoàn đề nghị lãnh đạo các địa phương, thành phố làm rõ về giải pháp trong việc kết nối dữ liệu các ngành để sử dụng  thông tin trong điều hành; công tác chuyển đổi số, sử dụng các phần mềm trên lĩnh vực y tế và việc thực hiện chính sách hỗ trợ thuê phần mềm đối với các trạm y tế; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giảng dạy trên lĩnh vực giáo dục; tính chất hoạt động và giải pháp đảm bảo tính hiệu quả của tổ chuyển đổi số cộng đồng; công tác thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần; công tác ứng dụng số trong đảm bảo an ninh, an toàn giao thông; việc hỗ trợ các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử; tính khả thi của các chính sách dự kiến sẽ ban hành trên lĩnh vực chuyển đổi số; xây dựng đô thị thông minh…

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga phát biểu

Qua khảo sát, Đoàn sẽ tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm phát huy các kết quả đạt được, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Trương Liên - Lưu Thành

    Ý kiến bạn đọc