Đoàn Giám sát HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Thạch Hà
EmailPrintAa
09:06 08/10/2013

Thực hiện chương trình công tác của HĐND, Đoàn Giám sát HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Thạch Hà về việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự buổi làm việc có các thành viên Đoàn giám sát; Đại lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh đạo HĐND, UBND và các phòng, ban chuyên môn của huyện Thạch Hà. Đồng chí Đoàn Đình Anh – Trưởng Ban VHXH, trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

           Theo báo cáo chung của UBND  huyện Thạch Hà thực hiện theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo:  Điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn:  Số hộ điều tra  32.000 hộ/121.187 người trong đó: Số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động: 72.721 người; Số người có nhu cầu học nghề tại thời điểm điều tra: 13.874 người/ 43 nghề. Trong đó: Số có nhu cầu học nghề ngắn hạn dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ 52,2%; sơ cấp nghề 33%; trung cấp nghề 13,7%; cao đẳng nghề: 1,1%.

Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc

 

Nhìn chung kết quả đào tạo nghề cho LĐNT và đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã: 154 lớp, số lao động học nghề: 4832 lao động: (Năm 2010 mở 52 lớp/1.495 lao động, trong đó 40 lớp lĩnh vực nông nghiệp và 12 lớp phi nông nghiệp; năm 2011 mở 62 lớp/1999 lao động, trong đó 40 lớp trên lĩnh vực nông nghiệp, 22 lớp phi nông nghiệp; năm 2012 mở 40 lớp/1338 lao động, trong đó 27 lớp lĩnh vực nông nghiệp, 13 lớp phi nông nghiệp). Trong đó: Nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 102 lớp, Dự án IMPP hỗ trợ 31 lớp, Dự án CBTREE; chương trình hỗ trợ dạy nghề khác 21 lớp; Hiệu quả sau đào tạo: 75% số học viên sau đào tạo đã tạo thêm việc làm, giảm thời gian nông nhàn, tăng thêm thu nhập.

 Theo Quyết định 1956 từ năm 2010 - 2013:  Đào tạo, bồi dưỡng cho 576 lượt CBCC cấp xã, (Năm 2010 đào tạo bồi dưỡng 117 CBCC, trong đó: LLCT 37 người, QLNN 31 người, CMNV 26 người, kỷ năng khác 23 người; năm 2011 đào tạo bồi dưỡng 266 CBCC, trong đó: LLCT 76 người, QLNN 74 người, CMNN57 người, kỹ năng khác 59 người; năm 2012 đào tạo, bồi dưỡng cho 193 CBCC, trong đó Trung cấp chuyên môn 93 người, chính trị và kỷ năng khác 123 người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên công tác đào tạo nghề, việc làm đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; kiến thức, kỷ năng nghề, tác phong công nghiệp và khả năng làm việc theo tổ nhóm vẫn còn hạn chế: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp học nghề dài hạn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và tỷ lệ học viên học nghề ngắn hạn chưa áp dụng được kiến thức, kỷ năng để phát triển sản xuất vẫn còn cao; Mô hình sản xuất sau dạy nghề đang nhỏ lẻ, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm, tính nhân rộng chưa cao; du nhập nghề mới và tạo việc làm mới chưa nhiều, một số nghề mới như may bóng, mây tre đan, làm đậu phụ... vì phụ thuộc nhiều yếu tố nguyên liệu, thị trường nên người dân tham gia ở mức độ chưa cao…. Tiếp đó là sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự tập trung cao cho công tác triển khai, tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề theo đề án 1956.

           Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí  Đoàn Đình Anh - Trưởng Ban VH-XH HĐND tỉnh  đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện về công tác đào tạo nghề; đồng thời, đề nghị  UBND huyện Thạch Hà tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đối với dạy nghề cho lao đông nông thôn. Tâp trung cho công tác tư vấn, hướng nghiệp,  khảo sát và lập kế hoạch đào tạo nghề; quan tâm đến vai trò quản lý, chất lượng, đối tượng các lớp đào tạo nhằm thực hiện có hiệu quả; công tác đào tạo nghề phải gắn với sự phát triển kinh tế địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.


    Ý kiến bạn đọc