Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Nghi Xuân
EmailPrintAa
09:53 07/10/2013

Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề, vừa qua, Ban văn hóa - Xã hội đã tiến hành giám sát về kết quả việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Tham dự có các thành viên Đoàn giám sát; lãnh đạo sở LĐTBXH, đại diện lãnh đạo huyện Nghi Xuân, đại diện các phòng chuyên môn, Trung tâm dạy nghề- GDTX, LĐTBXH. Đồng chí Đoàn Đình Anh, Trưởng ban VH-XH trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Buổi sáng Đoàn đã có cuộc làm việc với xã Xuân Yên. Theo báo cáo qua gần 4 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì địa phương đã đạt được những kết quả khả quan như: nâng cao được kiến thức và kỹ thuật sản xuất cũng như tạo được nhiều việc làm cho lao động ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Từ năm 2011 - 2012 xã đã mở được 3 lớp dạy nghề và đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khá cao.

Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND

tỉnh chủ trì buổi làm việc

          

  Tại buổi làm việc với UBND và các phòng chuyên môn liên quan của huyện Nghi Xuân, đến nay sau hơn 3 năm triển khai thực hiện , các cấp uỷ, chính quyền địa phương ở huyện Nghi Xuân đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cũng như tập trung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn huyện; hằng năm đã tiến hành điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa phòng Lao động - TBXH, Trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX và các trường trên địa bàn tỉnh tổ chức cho người lao đông viết đơn đăng ký học nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và khả năng tìm kiếm việc làm mới. Kết quả, đến nay  đã có gần 1.360 lao động nông thôn đươc đào tạo với các ngành nghề như : chăn nuôi gà, Bò, Lợn; Lúa; Mây tre đan, sản xuất phân bón vi sinh, May dân dụng,  May công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, Hàn dân dụng…. sau đạo tạo đã có 1061 học viên có việc làm ổn định.  Theo Quyết định 1956 từ năm 2010 - 2013: số cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ là: 1.338 người. Hoạt động cho vay, giải quyết việc làm đến năm 7/2013 số dư nợ tín dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm là  5.752 triệu đồng đã tạo việc làm mới và ổn định cho 320 lao động .

Đánh giá chung số lao động sau khi học nghề  đều đã nắm vững được các kiến thức, kỹ năng nghề từ đó tạo được việc làm, mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhâp, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như : Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp giảm so với dư báo, một số nghề truyền thống chưa được phát triển, mở các tổ hợp tác, hợp tác xã còn hạn chế, ý thức kỷ luật trong lao động công nghiệp thấp, việc dạy nghề còn chay theo số lượng, chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với điều kiện năng lực của người dân, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của trung tâm còn nhiều hạn chế.  Đặc biệt một bộ phận nhân dân nhận thức về công tác dạy nghề chưa sâu sắc, còn ỉ lại,  đi học không đầy đủ, ý thức học nghề chưa cao …. Thêm vào đó là sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự tập trung cao cho công tác triển khai, tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề theo đề án 1956.

          Tại buổi làm việc sau khi nghe các ý kiến tham gia của các thành viên đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện trong công tác đào tạo nghề, đồng thời, đề nghị  huyện Nghi Xuân tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với dạy nghề cho lao đông nông thôn. Tâp trung cho công tác tư vấn, hướng nghiệp,  khảo sát và lập kế hoạch đào tạo nghề; quan tâm đến vai trò quản lý, chất lượng, đối tượng các lớp đào tạo. Đào tạo nghề phải gắn với sự phát triển kinh tế địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.


    Ý kiến bạn đọc