Điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992 là tách bạch quyền con người với quyền công dân, bổ sung một số quyền con người và thể hiện sự chú trọng quyền con người, quyền công dân bằng cách đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ 2, sau Chương Chế độ chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn một số hạn chế

"> Điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992 là tách bạch quyền con người với quyền công dân, bổ sung một số quyền con người và thể hiện sự chú trọng quyền con người, quyền công dân bằng cách đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ 2, sau Chương Chế độ chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn một số hạn chế

" /> Để có một bản Hiến pháp thực sự văn minh, dân chủ Điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992 là tách bạch quyền con người với quyền công dân, bổ sung một số quyền con người và thể hiện sự chú trọng quyền con người, quyền công dân bằng cách đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ 2, sau Chương Chế độ chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn một số hạn chế

"> Điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992 là tách bạch quyền con người với quyền công dân, bổ sung một số quyền con người và thể hiện sự chú trọng quyền con người, quyền công dân bằng cách đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ 2, sau Chương Chế độ chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn một số hạn chế

" />
Để có một bản Hiến pháp thực sự văn minh, dân chủ
EmailPrintAa
08:49 26/02/2013

Điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1992 là tách bạch quyền con người với quyền công dân, bổ sung một số quyền con người và thể hiện sự chú trọng quyền con người, quyền công dân bằng cách đưa Chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ 2, sau Chương Chế độ chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 còn một số hạn chế

 

Thứ nhất, sự phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân chưa thật có căn cứ thuyết phục, rõ ràng. Ví dụ, qua việc sử dụng các từ ngữ chỉ chủ thể “mọi người” và “công dân”, có thể hiểu dự thảo quan niệm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (Điều 25), “quyền khiếu nại, quyền tố cáo” (Điều 31) là quyền con người; còn “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 26) thuộc về quyền công dân.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận việc phân biệt rành mạch quyền con người và quyền công dân không phải bao giờ cũng dễ dàng, nhưng trong trường hợp cụ thể này rất khó nêu lý do giải thích cho sự phân biệt các quyền này trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nếu quan niệm tự do là quyền công dân thì nó có thể bị hạn chế theo thỏa thuận giữa các thành viên của xã hội nhất định, phù hợp với trình độ phát triển và điều kiện thực hiện quyền của xã hội ấy, như quy định tại Điều 26: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Nhưng các quyền tự do (về ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình) là quyền đương nhiên của con người. Việc hạn chế các quyền này bằng cụm từ “theo quy định của pháp luật” là không đúng và không cần thiết, bởi vì trong trường hợp việc thực hiện quyền tự do của một người hoặc một số người ảnh hưởng xấu đến quyền tự do của người khác hoặc đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì hành vi đó sẽ bị điều chỉnh bằng những quy định khác của pháp luật.

Thứ hai là một số chỗ diễn đạt mơ hồ khiến các quy định của Hiến pháp có thể bị vận dụng theo ý muốn chủ quan, hạn chế quyền con người, quyền công dân. Ví dụ:

- “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2, Điều 15).

Cần phải làm rõ: Thế nào là “trường hợp cần thiết”? Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giới hạn quyền con người, quyền công dân? Trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền ấy ra sao? Thời hạn tối đa áp dụng biện pháp đặc biệt đó là bao lâu? Trong trường hợp nào thì biện pháp đó phải được chấm dứt? Theo chúng tôi, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp tình trạng khẩn cấp và chiến tranh mà thôi.  

“Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (Khoản 2, Điều 16).

Trong trường hợp việc thực hiện quyền tự do của một người hoặc một số người ảnh hưởng xấu đến quyền tự do của người khác hoặc đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì hành vi đó sẽ bị điều chỉnh bằng những quy định khác của pháp luật. Vì vậy, không cần có quy định này. Hơn nữa, khi không xác định được thế nào là hành vi “lợi dụng quyền con người, quyền công dân” thì điều khoản này rất dễ bị “lợi dụng” để quy kết tội danh cho người dân.

“Việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định (Đoạn 2 Khoản 2 Điều 23).

Trong thuật ngữ pháp lý Việt Nam, “pháp luật” được hiểu là tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ, ngành, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh cho tới cấp xã. Việc sử dụng thuật ngữ này trong dự thảo liệu có ngụ ý bất kỳ một cấp quản lý nào cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép xâm phạm những bí mật riêng tư của mọi người không? Đúng ra, những trường hợp đặc biệt cho phép kiểm soát điện thoại, bóc mở thư tín phải được Quốc hội quy định bằng luật.

Thứ ba là trong khi sửa đổi một số điều của Hiến pháp hiện hành, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tạo ra một số kẽ hở, dễ dẫn đến việc vận dụng pháp luật tùy tiện, xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Tôi chỉ xin dẫn lại hai trong nhiều ví dụ mà một học giả đã nêu trong bài viết gần đây của mình:

- Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 hiện hành có quy định: “Không ai bị bắt, nếu khôngcó quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”. 

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chuyển Điều 71 thành Điều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện) đã không còn. Học giả này đặt câu hỏi: trong thời gian qua, Hiến pháp đã quy định rõ ràng như vậy mà không ít người vẫn bị bắt và giam giữ một cách tùy tiện. Rồi đây, khi quy định ấy không còn trong Hiến pháp, thì số phận người dân sẽ ra sao?

- Điều 74 của Hiến pháp năm 1992 hiện hành có quy định: “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”.

Điều 74 được sửa thành Điều 31 trong Dự thảo, nhưng quy định ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo không còn nữa. Học giả này bình luận: vốn dĩ, khiếu nại và tố cáo của công dân đã bị “ngâm tôm”. Sau này, khi quy định ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo không còn trong Hiến pháp, người dân sẽ phải chờ đợi bao lâu?

Thứ tư là có một số quy định tiềm ẩn khả năng dẫn đến sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật. Ví dụ, Điều 21 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi người có quyền sống”.

Dĩ nhiên, quyền sống là quyền trước tiên của con người. Nhưng khi đưa quy định này vào Hiến pháp, cần tính đến hệ quả của nó là không chấp nhận việc nạo phá thai và án tử hình. Nếu pháp luật Việt Nam vẫn tiếp tục cho phép nạo phá thai và kết án tử hình thì những quy định đó sẽ trở thành vi hiến.

Thứ năm là có một số quy định chưa cập nhật với tình hình thực tế trong một số lĩnh vực. Ví dụ, Điều 27 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.

Quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp 1946 và đó là một tiến bộ vượt bậc. Nhưng đến nay, khi mà sự tồn tại của những người đồng tính, song tính, chuyển đổi giới tính là sự thực, đã được pháp luật nhiều nước thừa nhận thì Hiến pháp sửa đổi cần bảo đảm quyền bình đẳng của họ và nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với họ.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có ảnh hưởng quyết định đến sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân; đồng thời cũng là thước đo trình độ phát triển của dân tộc. Mong rằng dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Nếu cần, có thể kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến nhân dân để có một bản Hiến pháp thực sự văn minh, dân chủ, tạo bước ngoặt mới cho đất nước cất cánh bay lên.


    Ý kiến bạn đọc