Ngay sau Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, các ĐBQH đã về địa phương và tổ chức tiếp xúc cử tri, hầu hết cử tri đều chung cảm nhận và đánh giá: đây là kỳ họp có nhiều đổi mới và dân chủ.

"> Ngay sau Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, các ĐBQH đã về địa phương và tổ chức tiếp xúc cử tri, hầu hết cử tri đều chung cảm nhận và đánh giá: đây là kỳ họp có nhiều đổi mới và dân chủ.

" /> Một kỳ họp đổi mới và dân chủ Ngay sau Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, các ĐBQH đã về địa phương và tổ chức tiếp xúc cử tri, hầu hết cử tri đều chung cảm nhận và đánh giá: đây là kỳ họp có nhiều đổi mới và dân chủ.

"> Ngay sau Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, các ĐBQH đã về địa phương và tổ chức tiếp xúc cử tri, hầu hết cử tri đều chung cảm nhận và đánh giá: đây là kỳ họp có nhiều đổi mới và dân chủ.

" />
Một kỳ họp đổi mới và dân chủ
EmailPrintAa
14:13 04/07/2013

Ngay sau Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII, các ĐBQH đã về địa phương và tổ chức tiếp xúc cử tri, hầu hết cử tri đều chung cảm nhận và đánh giá: đây là kỳ họp có nhiều đổi mới và dân chủ.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là kết quả đánh giá của cử tri đối với đại biểu

Có thể nói, sau nhiều năm chờ đợi, một hình thức giám sát được đánh giá là sẽ mang lại hiệu quả thiết thực của ĐBQH tại kỳ họp, một hoạt động thể hiện tính dân chủ của cơ quan đại diện cho nhân dân - hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối vớái các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn đã được thực hiện. Trước khi QH tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm này, không ít sự bàn tán, có cả sự hoài nghi của cử tri: chắc gì phản ánh được thực chất tín nhiệm; cũng chỉ là hình thức thôi... Sự hoài nghi ở một số người không phải là không có cơ sở, bởi vì đã không ít cuộc bỏ phiếu kết quả không phản ánh đúng sự tín nhiệm của đa số nhân dân, của cán bộ, đảng viên.

Nhưng kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại QH lần này đã phản ánh khá chính xác dự đoán sự tín nhiệm của đa số cử tri. Nhất là việc ngay sáng hôm sau, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công khai kết quả phiếu tín nhiệm của từng chức danh. Cách làm đó được cử tri đánh giá rất cao. Những kỳ họp QH gần đây được cử tri quan tâm theo dõi ngày càng nhiều, nhất là những phiên thảo luận và chất vấn tại hội trường. Qua đó, cử tri cũng thấy được năng lực điều hành của các vị bộ trưởng, các thành viên Chính phủ. Qua kênh báo chí, trước ngày lấy phiếu tín nhiệm một số tờ báo đã đăng ý kiến của vài bộ trưởng trả lời báo chí không được lọt tai cử tri cho lắm, họ cũng dự đoán vị bộ trưởng kia sẽ mất điểmtrong đợt lấy phiếu tín nhiệm này. Và kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở QH phản ánh đúng như vậy.

Cử tri rất mong, với các hình thức sinh hoạt dân chủ như trên và có nhiều hình thức dân chủ hơn nữa để cử tri, nhân dân tham gia giám sát các chức danh cán bộ của Đảng, Nhà nước, nhất là các chức danh lãnh đạo chủ chốt để có đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh và trong sạch. Cử tri mong muốn, các kỳ họp QH, kỳ họp HĐND dành nhiều thời gian hơn cho nội dung thảo luận và chất vấn tại hội trường để cử tri theo dõi.

Chưa thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là sáng suốt và hợp lòng dân

Trước Kỳ họp thứ Năm, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tổ chức lấy ý kiến các tổ chức và nhân dân. Tuy còn rất nhiều ý kiến tham gia cả về những nội dung, quy phạm cả về kỹ thuật lập pháp, nhưng việc tiếp thu, giải trình của cơ quan soạn thảo chưa thuyết phục, ngay ở nghị trường, còn nhiều đại biểu chưa đồng tình.

Trước phiên họp thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai, có ý kiến cho rằng: dự thảo Luật Đất đai cần được thông qua tại Kỳ họp thứ Năm này, nếu không, đến tháng 10 năm nay (2013) là hết thời gian giao đất canh tác (20 năm) sẽ dẫn đến những phức tạp khó giải quyết. Nhưng tại Điều 67 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 34 của Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì: khi hết thời hạn sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp... được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn như thời hạn đã giao là 20 năm tiếp theo. Vậy đâu phải thông qua gấp gáp như vậy.

Mặt khác, các văn bản luật có tính pháp lý thấp hơn Hiến pháp, là việc cụ thể hóa Hiến pháp (trong đó có Luật Đất đai). Trong khi đó, đến Kỳ họp thứ Sáu (tháng 10.2013), Hiến pháp mới có thể được thông qua, vậy làm sao lại thông qua Luật Đất đai trước khi Hiến pháp thông qua được. Nhất là một số nội dung quan trọng liên quan đến quản lý đất đai trong Hiến pháp còn đang có nhiều ý kiến khác nhau cần được làm rõ và thống nhất cao, như vấn đề thu hồi đất, giá đất...

Trước những vấn đề đó, nhiều cử tri và nhân dân quan tâm đến Luật Đất đai đều nín thởchờ xem QH quyết định ra sao. Và QH đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đã hoãn lại chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp này để tiếp tục tiếp thu ý kiến hợp pháp, hợp lý, hợp lòng dân của cử tri, của nhân dân nhằm sửa đổi, bổ sung cho Luật Đất đai. Điều đó, càng làm cho cử tri tin tưởng hơn vào các vị đại biểu, tin tưởng hơn ở QH - nơi cử tri đã gửi gắm cả niềm tin cả tình cảm của mình qua lá phiếu bầu.

Cử tri tin tưởng rằng, với cách thức đổi mới trong hoạt động của QH và việc QH trân trọng lắng nghe ý kiến cử tri, ý kiến nhân dân, QH sẽ ngày càng thực hiện tốt trọng trách mà nhân dân giao phó.


    Ý kiến bạn đọc