Tham gia thảo luận tại tổ về Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Dự án Luật Khoa học công nghệ (KH&CN). Đoàn ĐBQH tỉnh ta đã có 5 ý kiến phát biểu của ĐB Võ Kim Cự, Trần Tiến Dũng, Trần Ngọc Tăng, Nguyễn Văn Phúc và Phạm Thị Phương về 2 dự thảo luật này.
Về Dự án Luật Khoa học công nghệ sửa đổi, các đại biểu cho rằng, so với Luật KH&CN hiện hành, dự thảo Luật KH&CN sửa đổi đã xác định rõ hơn các tổ chức KH&CN như quy định tại Điều 10 (Các tổ chức KH&CN).
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật Khoa học công nghệ sửa đổi |
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị cần cụ thể hóa và làm rõ hơn một số nội dung như: Quy định rõ hơn trong dự thảo Luật hệ thống các tổ chức KH&CN ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển KH&CN. Quy định rõ hơn các tổ chức KH&CN thuộc các trường đại học, các doanh nghiệp, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật và các tổ chức xã hội khác. Trong hệ thống các tổ chức KH&CN cần bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động KH&CN.
Dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của các chủ thể hoạt động KH&CN, cần nghiên cứu tách Chương II “Tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN” thành hai chương độc lập. Riêng Chương V (Các biện pháp bảo đảm phát triển KH&CN) có nội dung lớn, gồm 21 điều chia thành 5 mục, bao gồm các biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực KH&CN, về tài chính và tín dụng cho hoạt động KH&CN, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KH&CN, về phát triển thị trường KH&CN, về giải thưởng về KH&CN. Tuy nhiên, các quy định trong chương này phần lớn còn chung chung, chưa cụ thể và chưa thể hiện sự đột phá cho việc ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, cho việc huy động nguồn lực KH&CN cũng như tạo điều kiện để phát triển KH&CN.
Về Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, các đại biểuđã thẳng thắn góp ý nhữngđiều, khoản quy địnhtrong dự thảocòn chung chung, không dẫn chiếu hoặc quy định không rõ dẫn đến khó thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện tùy tiện; Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp chưa được rõ, nhất quán, không khả thi như: quy định trách nhiệm của cơ quan phát tin cảnh báo trong tình huống thiên tai ở địa phương (khoản 2 Điều 23); hoặc quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong việc “quyết định cấm tàu thuyền ra khơi, sơ tán người và tài sản, cho học sinh nghỉ học theo tình huống thiên tai cụ thể” (điểm c khoản 2 Điều 43), v.v… vì vậy đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu ý kiến để bổ sung vào dự thảo để trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới
Tin mới cập nhật
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 ( 10/12)
- Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Vũ Quang ( 04/12)
- Cử tri huyện Nghi Xuân đánh giá cao kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ( 04/12)
- Cử tri Hương Sơn kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, xây dựng NTM ( 03/12)
- Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của cử tri Thị xã Kỳ Anh ( 02/12)
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)