Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đang được nhân dân đón nhận với niềm vui và lòng tin mạnh mẽ. Với vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND cần thực hiện tích cực chức năng, nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò đại diện của cử tri và nhân dân địa phương trong thực hiện nghị quyết của Đảng

"> Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đang được nhân dân đón nhận với niềm vui và lòng tin mạnh mẽ. Với vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND cần thực hiện tích cực chức năng, nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò đại diện của cử tri và nhân dân địa phương trong thực hiện nghị quyết của Đảng

" /> Vai trò Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đang được nhân dân đón nhận với niềm vui và lòng tin mạnh mẽ. Với vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND cần thực hiện tích cực chức năng, nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò đại diện của cử tri và nhân dân địa phương trong thực hiện nghị quyết của Đảng

"> Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đang được nhân dân đón nhận với niềm vui và lòng tin mạnh mẽ. Với vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND cần thực hiện tích cực chức năng, nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò đại diện của cử tri và nhân dân địa phương trong thực hiện nghị quyết của Đảng

" />
Vai trò Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng
EmailPrintAa
08:42 27/04/2012

Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đang được nhân dân đón nhận với niềm vui và lòng tin mạnh mẽ. Với vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị, HĐND cần thực hiện tích cực chức năng, nhiệm vụ của mình để khẳng định vai trò đại diện của cử tri và nhân dân địa phương trong thực hiện nghị quyết của Đảng

 

 

Khi học tập Nghị quyết Trung ương IV, càng thấy thêm trách nhiệm nặng nề của HĐND đối với nhân dân và đối với Đảng. Cử tri và nhân dân phấn khởi tin tưởng với mục tiêu và những giải pháp tới được ghi trong nghị quyết, nhưng cũng suy tư, lắng đọng trước đánh giá tình hình trong thời gian vừa qua. Thực ra những: “yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ” không phải nhân dân chưa biết, nhưng lần này được nghe hệ thống hơn và sâu sắc thêm. Một bộ phận cán bộ “ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài...” không phải HĐND không biết, nhưng chưa nói, chưa thực hiện hết quyền hạn, trách nhiệm của mình, nên mọi việc ít thấy chuyển biến.

Quá trình thực hiện vai trò, chức năng của HĐND, địa phương nào cũng đã tiến hành giám sát thường xuyên, rộng khắp trên nhiều lĩnh vực và tập trung vào những vấn đề nổi cộm bức xúc trong quản lý sử dụng đất đai, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản... Song, bất kỳ đợt tiếp xúc cử tri nào cũng đều nhận được kiến nghị, đề xuất xử lý tranh chấp đất nông nghiệp. Hơn 30% đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân gửi đến HĐND, hay trong những buổi tiếp công dân đều nhận được phản ánh sự sai phạm trong giao đất, thu hồi đất của chính quyền cơ sở. Không phải một lần mà đã nhiều lần trong báo cáo giám sát hay kết luận phiên họp chất vấn của HĐND đã kiến nghị và yêu cầu: không nên lấy đất trồng lúa để xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ và cấp đất, giao đất tràn lan; không thể phá đi hàng trăm hec ta đất nông nghiệp đang trong thời kỳ thu hoạch để xây dựng các khu công nghiệp và rồi bỏ trống; cần rút giấy phép các dự án hàng chục hec ta đất vườn quốc gia đã giao cho doanh nghiệp nhiều năm, nhưng không thấy triển khai; thu lại đất của các lâm trường, nông trường không sử dụng hay sử dụng không hiệu quả để giao cho nông dân trồng trọt, chăn nuôi... Nhưng không hiểu do “năng lực, đạo đức” hay có dấu hiệu “tham nhũng, lãng phí” mà nhiều kiến nghị, kết luận của HĐND không được thực hiện nghiêm túc. Thậm chí có nơi nghị trường đã “nóng lên” và được kiến nghị nhiều lần, nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó mà thôi! Việc chỉ đạo điều hành cụ thể thì lại thuộc quyền của cơ quan tổ chức thực hiện.

Không những trong hoạt động giám sát mà trong các buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan, dự họp thường kỳ của UBND hay các hội nghị chuyên đề khác, đại diện HĐND cũng có nhiều ý kiến về việc thực hiện chưa tốt công tác quản lý, bố trí, sử dụng công chức, viên chức; dự toán thu chi và phân bổ ngân sách nhà nước chưa hợp lý; hay việc thành lập quá nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa phương kinh tế chưa phát triển được mấy...

Như vậy, những hạn chế, tồn tại thời gian qua, HĐND đã biết và đã tham gia khá nhiều. Song, thật khách quan để tự nhận thấy: vẫn chưa được triệt để và mạnh mẽ, còn e ngại, sợ động chạm, đó là điều nguy hại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Có lẽ hơn ai hết, cơ quan dân cử hiểu khá kỹ: “Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể” tạo ra nhiều kẽ hở, nên quá trình tổ chức thực hiện đã bị lợi dụng, lách luật để trục lợi, làm giàu bất chính. Biết thế đấy nhưng HĐND cũng chỉ có thể kiến nghị và kiến nghị mà thôi. Vì vậy, khi sửa đổi Hiến pháp, sửa Luật Tổ chức HĐND và UBND và những văn bản quy phạm pháp luật khác cần tạo khung pháp lý đầy đủ, cụ thể hơn nữa, nhất là trong việc thực hiện chức năng giám sát, để HĐND hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Nghị quyết Trung ương IV lần này ngắn gọn, rõ ràng, chuyển đi thông điệp mạnh mẽ, tạo luồng gió mới hết sức tốt lành cho đại biểu dân cử và nhân dân. HĐND với vai trò đại diện được cử tri tin tưởng trao cho trọng trách chính trị lớn lao, cần phải đổi mới phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được luật pháp quy định. Trước hết, HĐND phải thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng: “Cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư của cử tri”. Như vậy, phải thay đổi cách thức tổ chức TXCT, tiếp công dân lâu nay chúng ta từng làm, để đối tượng cử tri được rộng rãi hơn, đa dạng hơn. Cụ thể, phải thực hiện nhiều hình thức TXCT, nhất là các cuộc tiếp xúc theo chuyên đề ở cơ quan đơn vị, về tận thôn, bản để gặp gỡ tâm tư với người dân. Làm được vậy, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân phản ánh với HĐND đi vào thực chất hơn, tâm huyết hơn. Quan trọng nhất, lần này những ý kiến, đề xuất của nhân dân, ý chí nguyện vọng của cử tri phải tổng hợp đầy đủ và được thể hiện trong mọi hoạt động giám sát, quyết định của HĐND.

Quá trình thực hiện chức năng giám sát, HĐND cần: “Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất”. Đó là những nội dung được cử tri và đại biểu dân cử kiến nghị nhiều lần, đã chất vấn, giải trình ở nhiều phiên họp, nhưng thực tế chưa được chuyển biến tích cực. Lúc này HĐND cần thực hiện quyền quyết định để thành lập đoàn giám sát có thành phần đủ mạnh với những chuyên gia chuyên sâu về nội dung cụ thể cần giám sát. Xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, khoa học, bố trí thời gian thích đáng đến những nơi có khiếu nại, tố cáo nhiều, những đơn vị còn trì trệ, chậm tiếp thu, sửa chữa để làm việc. Kết thúc cuộc giám sát phải có kiến nghị xác đáng, đúng sự việc, đúng trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Báo cáo giám sát chuẩn bị chu đáo và đưa ra HĐND xem xét, thảo luận để quyết định bằng một nghị quyết về trách nhiệm cá nhân và đơn vị liên quan.

Cũng có thể cân nhắc, nghiên cứu để yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành điều tra sự vụ. Đây là công việc ít có trong tiền lệ, nhưng nếu đầy đủ cơ sở từ kết luận chắc chắn của đoàn giám sát thì HĐND vẫn làm được. Thực tế, các cơ quan, tổ chức khác qua thanh tra, kiểm tra có thể chuyển kết quả đó sang cơ quan điều tra để tiếp tục xem xét. Thế nên cơ quan quyền lực nhà nước làm được và làm rất tốt. Được như vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện nghị quyết của Đảng càng nhịp nhàng hơn.

Trong thực hiện chức năng giám sát của HĐND hiện nay còn có một quyền hạn quan trọng: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu” theo Điều 65 Luật Tổ chức HĐND và UBND vẫn chưa thực hiện được. Thực hiện nghị quyết Trung ương IV lần này sẽ “Ban hành quy chế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của nhân dân”. Như vậy, nhân dân sẽ được “giám sát đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp”. Đến đây rồi chẳng lẽ cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, giám sát người giữ chức vụ do HĐND bầu lại còn khó khăn lắm sao! Có lẽ chỉ cần Đảng có chủ trương, có quy chế, sau đó HĐND có nghị quyết xây dựng chương trình công tác giám sát định kỳ hàng năm thì đại biểu HĐND sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm được thôi, nếu làm được điều đó chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố chính quyền địa phương ngày càng trách nhiệm, dân chủ.

Ngoài tăng cường thực hiện chức năng giám sát, HĐND cũng cần phải tích cực hơn nữa thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển KT-XH, xây dựng chính quyền, phòng chống tham nhũng, lãng phí ở địa phương. Điều đó đồng nghĩa với việc HĐND tích cực thực hiện nghị quyết của Đảng. Để thực hiện quyền quyết định của HĐND, Đảng chỉ cần chủ trương, định hướng lớn, không bao biện làm thay, tạo điều kiện thuận lợi để HĐND thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo thẩm quyền được Nhà nước quy định. HĐND tăng thêm thời gian các kỳ họp thường lệ hay tổ chức thêm các kỳ họp chuyên đề để xem xét, thảo luận kỹ càng các dự thảo nghị quyết, nhất là các nghị quyết chuyên đề để quyết định những vấn đề quan trọng trong sử dụng tài nguyên, tài sản, đất đai, tiền vốn; phát huy năng lực cán bộ, công chức, viên chức; phòng chống đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH ở địa phương, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.

Những ngày này toàn Đảng, toàn dân đang tập trung học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, nội dung chương trình hoạt động của HĐND cần tập trung vào những giải pháp mà nghị quyết đã đề ra khá rõ ràng và đầy đủ. Thực hiện được điều đó, cơ quan dân cử địa phương đã góp phần tích cực vào quá trình xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay


    Ý kiến bạn đọc