Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
EmailPrintAa
18:08 07/06/2014

Chiều 6/6 , Đoàn ĐBQH Hà Tinh tham gia thảo luận Tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi)

Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội được xây dựng trên cơ sở Đề án do Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị để phục vụ việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa XI). Việc thực hiện Nghị quyết này trong năm 2013 đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của cử tri cả nước. Tuy nhiên, do là lần đầu tiên triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nên khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Vì vậy, các đại biểu nhất trí với việc cần nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các nội dung trong Nghị quyết số 35 để phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của công tác lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, xem đây như một hình thức đánh giá cán bộ, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

 


Đại biểu Trần Ngọc Tăng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phát biểu tại phiên thảo luận

 

Các Đại biểu cũng cơ bản tán thành với phạm vi sửa đổi và các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị quyết số 35 đã được nêu trong Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo đó, tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, cụ thể hơn một số nội dung thuộc quy trình lấy phiếu tín nhiệm, hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm; đồng thời đưa một số quy định đã được thực hiện có hiệu quả trong Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào Nghị quyết của Quốc hội.

Ngoài những người được lấy phiếu tín nhiệm như quy định tại Nghị quyết số 35, trong quá trình thực hiện lấy phiếu tín nhiệm cũng như khi xây dựng dự thảo Nghị quyết này, một số ý kiến đề nghị bổ sung người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không phải là thành viên của Ủy ban nhân dân vào phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên, tại buổi thảo luận các đại biểu Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Phúc và Trần Ngọc Tăng cơ bản nhất trí với việc tiếp tục giữ phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân như đã quy định tại Nghị quyết số 35 bởi ngay từ tên gọi của Nghị quyết đã xác định rõ đây là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Mặc dù thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng là những người chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân và có trách nhiệm báo cáo, trả lời chất vấn tại Hội đồng nhân dân, nhưng thẩm quyền đánh giá, quản lý cán bộ lại không thuộc Hội đồng nhân dân. Do vậy, việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh này sẽ được thực hiện theo quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị.

Về thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm (Điều 7) các  ý kiến các thành viên của Ủy ban pháp luật nhất trí với đề xuất sửa đổi thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm thứ ba của mỗi nhiệm kỳ, riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2014. Các ý kiến cho rằng quy định tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vừa bảo đảm cơ chế giám sát, đánh giá cán bộ, vừa tạo điều kiện để cán bộ có đủ thời gian thể hiện năng lực, trình độ của mình, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị điều chỉnh hoặc thay thế cán bộ khi cần thiết.

 Về mức độ tín nhiệm thể hiện trên phiếu, cơ bản nhất trí với việc tiếp tục quy định 3 mức độ đánh giá tín nhiệm đối với việc lấy phiếu tín nhiệm như đã quy định trong Nghị quyết số 35 là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Việc xác định 3 mức này là bảo đảm tính thận trọng trong công tác cán bộ và phù hợp với đặc điểm công tác cán bộ ở nước ta.

Cũng tại buổi chiểu hôm nay, quốc hội đã thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quốc tịch Viêt Nam và thảo luận việc tham gia Công ước và Nghị định thư Cape Town)


    Ý kiến bạn đọc