Tổng hợp ngày làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII
EmailPrintAa
07:03 24/05/2012

Tiếp tục chương trình làm việc, hôm nay ngoài tiếp tục thảo luận 2 dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) và dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, Quốc hội sẽ ngheTờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Buổi sáng dưới điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã tiến hành thảo luận đóng góp ý kiến vào Bộ Luật lao động (sửa đổi). Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) và những nội dung còn ý kiến khác nhau để xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gợi ý một số nội dung của chủ tọa phiên họp, trong buổi sáng đã có 26 vị đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận vào một số vấn đề lớn như: việc quy định mức trần thời gian của hợp đồng lao động xác định thời hạn; việc quy định thời gian làm thêm; qui định thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ; vấn đề tuổi nghỉ hưu của người lao động.

 Về cơ bản, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận trong buổi sáng đều nhất trí với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và làm rõ thêm, cũng như bày tỏ chính kiến của mình về một số nội dung như: quy định thời giờ làm thêm không quá 200h/1 năm; quy định thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ tối ưu là sáu tháng; quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động đề nghị giữ nguyên tuổi hưu là 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Ngoài ra các đại biểu còn góp ý thêm một số điều, khoản cụ thể về kỹ thuật xây dựng luật, về giải thích từ ngữ để làm sao bảo đảm rõ nghĩa và bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt, yêu cầu bảo đảm thống nhất với các luật khác đã được ban hành như Luật công đoàn, Luật doanh nghiệp, Luật công chức, viên chức. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt quan tâm và tỏ ý mong muốn trong luật và khi thi hành luật cần đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương, trách nhiệm của người sử dụng lao động, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của các hiệp hội doanh nghiệp, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội nhằm góp phần bảo vệ, hỗ trợ người lao động có việc làm, có thu nhập và có cuộc sống ổn định. Điểm khác trong phiên thảo luận lần này là sự tỏ rỏ quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội đến lao động nữ và trẻ em, nhiều đại biểu đều đề nghị Chính phủ sớm có hướng dẫn việc thực hiện luật sau khi luật được thông qua, nhất là về tuổi lao động đối với lao động nữ.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi. Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi.

Đa số các ý kiến tham gia thảo luận trong phiên chiều nay cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như dự thảo luật Bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, một số ít ý kiến đại biểu đề nghịBan soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số quy định cụ thể vào trong luật như: nênquy định cụ thể hạn mức trả tiền bảo hiểmcụ thểngay trong Luật;quy địnhnội dung cụ thể hơn nữa về công tác thanh, kiểm tra các hoạt động giao dịch bảo hiểm tiền gửi.v.v.

Sau phần kết thúc thảo luậndự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi,cuối giờ làm việc chiềunay Quốc hội đã tổ chức họp riêng để ngheỦy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An


    Ý kiến bạn đọc