Bước sang tuần làm việc thứ 4, ngày 11/6, Quốc hội làm việc ở Hội trường để thảo luận về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015…

"> Bước sang tuần làm việc thứ 4, ngày 11/6, Quốc hội làm việc ở Hội trường để thảo luận về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015…

" /> Tổng hợp ngày làm việc thứ mười bãy, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII Bước sang tuần làm việc thứ 4, ngày 11/6, Quốc hội làm việc ở Hội trường để thảo luận về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015…

"> Bước sang tuần làm việc thứ 4, ngày 11/6, Quốc hội làm việc ở Hội trường để thảo luận về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015…

" />
Tổng hợp ngày làm việc thứ mười bãy, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII
EmailPrintAa
07:12 12/06/2012

Bước sang tuần làm việc thứ 4, ngày 11/6, Quốc hội làm việc ở Hội trường để thảo luận về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015…

Tham gia phần thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, các ý kiến thảo luận đều tán thành những nội dung, số liệu và phần thuyết minh của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 của Chính phủ và những đánh giá, nhận xét của Ủy ban tài chính ngân sách trong báo cáo thẩm tra và giao cho Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những kết luận, kiến nghị của cơ quan thẩm tra, cơ quan kiểm toán nhà nước. Các ý kiến đều cho rằng quyết toán ngân sách nhà nước 2010 đã được tổng hợp đầy đủ từ quyết toán ngân sách nhà nước 2010 của các đơn vị và địa phương. Số liệu quyết toán cũng đã được kho bạc nhà nước xác nhận. Báo cáo quyết toán đã được kiểm toán nhà nước xác định tính đúng đắn, hợp pháp, đủ điều kiện theo Luật ngân sách nhà nước để trình ra Quốc hội xem xét, phê chuẩn tại kỳ họp lần này.

Một số vấn đề khác được đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, cũng như công tác điều hành nhiệm vụ thu, chi; quan tâm tới nhiệm vụ chi về sự nghiệp khoa học và công nghệ; đề nghị việc điều hành ngân sách nhà nước cần khắc phục những mặt hạn chế thường kỳ

Trong phần thảo luận về đề nghị của Chính phủ bổ sung một số danh mục vào Danh mục dự án được sử dụng trái phiếu Chính phủ cho giai đoạn đến năm 2015, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều thống nhất tính hợp lý của việc đề xuất bổ sung một số dự án ngoài danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 đã quy định tại Nghị quyết số 12 của Quốc hội, thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 9/11/2011, cũng như tính cấp bách, cần thiết của từng dự án đề nghị bổ sung vào danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và tính hợp lý của việc giao Chính phủ chủ động phân bổ vốn theo tiến độ thực hiện một số dự án của trái phiếu Chính phủ cho giai đoạn 2011 - 2015.

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc tham gia thảo luận tại Hội trường

 

Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Văn Phúc- Đoàn Hà Tĩnh cho rằng chủ trương cắt giảm đầu tư công thời gian qua ở một số công trình chưa hợp lý, trong đó có nhiều công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhà nước bị thiệt hại rất lớn về kinh tế, nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề về đời sống do việc cắt giảm đầu tư và đề nghị Chính phủ, Quốc hội cần lắng nghe thêm quan điểm của cử tri, người dân trước khi cắt giảm đầu tư công. Về thảo luận Danh mục dự án được sử dụng trái phiếu Chính phủ cho cả giai đoạn, Quốc hội chỉ thông qua tổng thể thông qua các tiêu chí, nguyên tắc rồi giao cho Chính phủ. Do vậy, Chính phủ cần phải linh hoạt trong điều hành để đáp ứng được những phát sinh từ các địa phương hoặc thay đổi nhu cầu các dự án trong suốt cả giai đoạn đã được quyết định…

Buổi chiều Quốc hội thảo luận về dự án Luật dự trữ quốc gia. Đã có 14 đại biểu đăng ký và đã phát biểu tại hội trường thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách về dự thảo luật, cũng như tán thành sự cần thiết phải ban hành luật để điều chỉnh hoạt động dự trữ quốc gia phù hợp với tình hình mới.

Ý kiến đại biểu thống nhất cao về nguồn hình thành của dự trữ quốc gia, trong dự luật quy định nguồn hình thành dự trữ quốc gia là từ ngân sách nhà nước, đồng thời mở rộng. thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước là từ các doanh nghiệp và các tổ chức đóng góp.

Về hoạt động mua, bán hàng hóa vật tư dự trữ quốc gia, các đại biểu đề nghị phương thức mua, bán cho phù hợp với đặc thù của hàng hóa, vật tư đưa vào dự trữ quốc gia và hạn chế việc chỉ định thầu cả mua và bán để sử dụng tiền ngân sách cho dự trữ quốc gia tiết kiệm có hiệu quả và hạn chế tiêu cực.

Ngoài ra các đại biểu còn đóng góp ý kiến về chiến lược nhà nước, chiến lược dự trữ quốc gia về quy hoạch hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia cũng như cần quy định các phân cấp ủy quyền cho các bộ, ngành và địa phương để bảo đảm tính cấp bách kịp thời khi cần sử dụng hàng hóa dự trữ quốc gia; về chính sách nhà nước về dự trữ quốc gia; về nguyên tắc quản lý sử dụng dự trữ quốc gia; về trách nhiệm quản lý dự trữ quốc gia; về đảm bảo tính bí mật an toàn chặt chẽ của hàng hóa dự trữ quốc gia; về tổ chức dự trữ quốc gia cũng như địa vị pháp lý và chế độ chính sách của lực lượng làm nhiệm vụ dự trữ quốc

Trong phiên thảo luận chiều nay, Đại biểu Trần Tiến Dũng - Đoàn Hà Tĩnh đã có bài phát biểu góp ý thêm một số nội dung của dự án luật như: bổ sung thêm 1 khoản tại Điều 5 "Mục đích và chính sách của nhà nước về dự trữ quốc gia"; đề nghị không đưa vào nội dung để bình ổn giá thị trường góp phần ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo an sinh xã hội v.v.; về trách nhiệm của quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề nghị bỏ Khoản 2: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; xem xét lại các quy định về xử lý vi phạm cho phù hợp theo điều luật tố tụng và Bộ luật hình sự


    Ý kiến bạn đọc