Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND. Thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn cử tri thấy được năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của cả người hỏi và người trả lời. Bởi vậy, tại một kỳ họp HĐND, nội dung được cử tri quan tâm theo dõi nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từ thực tiễn của các địa phương, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND còn những vấn đề cần trao đổi làm rõ hơn và cần được hoàn thiện hơn về mặt luật pháp.

"> Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND. Thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn cử tri thấy được năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của cả người hỏi và người trả lời. Bởi vậy, tại một kỳ họp HĐND, nội dung được cử tri quan tâm theo dõi nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từ thực tiễn của các địa phương, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND còn những vấn đề cần trao đổi làm rõ hơn và cần được hoàn thiện hơn về mặt luật pháp.

" /> Bàn thêm về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND. Thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn cử tri thấy được năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của cả người hỏi và người trả lời. Bởi vậy, tại một kỳ họp HĐND, nội dung được cử tri quan tâm theo dõi nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từ thực tiễn của các địa phương, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND còn những vấn đề cần trao đổi làm rõ hơn và cần được hoàn thiện hơn về mặt luật pháp.

"> Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND. Thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn cử tri thấy được năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của cả người hỏi và người trả lời. Bởi vậy, tại một kỳ họp HĐND, nội dung được cử tri quan tâm theo dõi nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từ thực tiễn của các địa phương, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND còn những vấn đề cần trao đổi làm rõ hơn và cần được hoàn thiện hơn về mặt luật pháp.

" />
Bàn thêm về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
EmailPrintAa
14:32 10/07/2012

Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND. Thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn cử tri thấy được năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của cả người hỏi và người trả lời. Bởi vậy, tại một kỳ họp HĐND, nội dung được cử tri quan tâm theo dõi nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từ thực tiễn của các địa phương, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND còn những vấn đề cần trao đổi làm rõ hơn và cần được hoàn thiện hơn về mặt luật pháp.

Ai chất vấn?

Điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (Luật 2003) quy định: “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND…”. Như vậy Luật 2003 xác định chỉ có đại biểu HĐND mới có quyền chất vấn. Cử tri không có quyền chất vấn mà chỉ có quyền kiến nghị. Thời gian qua, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn ở một số địa phương rất sôi nổi. Nhiều câu chất vấn sắc sảo, đi thẳng vào những vấn đề nổi cộm. Trả lời được những câu chất vấn như vậy không phải là việc dễ dàng. Song ở không ít địa phương, công tác này còn nhiều hạn chế: Số câu hỏi chất vấn ít, hỏi không đúng trọng tâm, hỏi để lấy thông tin. Người trả lời chất vấn thì vong vo, tránh né, có khi trả lời chất vấn nhưng lại tranh thủ báo cáo thành tích của đơn vị mình. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng chủ yếu là do nể nang, ngại va chạm. Đại biểu HĐND tỉnh phần lớn là công chức, là lãnh đạo ngành hoặc lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã. Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cũng tương tự. Giám đốc sở này chất vấn giám đốc sở kia là việc khó vô cùng. Cấp dưới chất vấn cấp trên lại càng khó nữa. Một số nơi có “sáng kiến”không ghi tên cá nhân đại biểu HĐND trong phiếu chất vấn mà lấy danh nghĩa tập thể, ví dụ: chất vấn của Ban Pháp chế về công tác xét xử của tòa án, chất vấn của Ban Văn hóa – Xã hội về tình trạng tiêu cực trong khám chữa bệnh, hoặc có khi còn dùng hình thức chất vấn của Tổ đại biểu HĐND… Những người dùng hình thức chất vấn của tập thể cho rằng không trái Luật 2003, vì Luật quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn, đại biểu có thể là cá nhân, có thể là tập thể (Ban, Tổ).

Theo tôi, chỉ có chất vấn của cá nhân đại biểu, không có khái niệm chất vấn của tập thể. Luật Tổ chức HĐND, UBND năm 1989 có quy định các ban của HĐND cũng được quyền chất vấn, nhưng từ Luật năm 1994 đến nay đều bỏ quy định này. Vì vậy, phiếu chất vấn phải là của cá nhân đại biểu HĐND mới phù hợp với pháp luật hiện nay.

Chất vấn ai ?

Điều 41 Luật 2003 quy định: “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp cùng cấp”. Như vậy, cùng do HĐND bầu ra, nhưng các chức danh Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND, thành viên các ban và Thư ký kỳ họp HĐND không phải trả lời chất vấn, còn Chủ tịch, các Phó chủ tịch, các Ủy viên UBND thì phải trả lời chất vấn.

Ở Trung ương, nếu các đại biểu Quốc hội muốn chất vấn những tiêu cực của ngành thuế thì sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, vì Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Nhưng ở cấp tỉnh, Cục Thuế không thuộc Sở Tài chính nên đại biểu HĐND tỉnh không chất vấn Giám đốc sở Tài chính về công tác của ngành thuế được. Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4.2.2008 của Chính phủ quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thì đại biểu HĐND tỉnh không có quyền chất vấn Cục trưởng Cục thuế vì Cục này không phải là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Tương tự như vậy, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp về công tác của ngành thi hành án, nhưng đại biểu HĐND tỉnh không có quyền chất vấn Cục trưởng Cục thi hành án vì Cục thi hành án không phải là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh là Ủy viên UBND tỉnh nhưng Quân sự và Công an, theo Nghị định 13 nói trên, không phải là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Như vậy, với tư cách là Ủy viên UBND tỉnh thì Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh phải trả lời chất vấn, nhưng với tư cách là “Thủ trưởng cơ quan chuyên môn” thì 2 vị này không phải trả lời chất vấn, vì 2 cơ quan này không thuộc tỉnh.

Chúng ta đang nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp và một số Luật hiện hành. Những văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND cũng cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời để bảo đảm tính khoa học, hợp lý, có như vậy mới nâng cao được tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước ở địa phương.


    Ý kiến bạn đọc