Cơ cấu lại kinh tế một cách thực chất, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
EmailPrintAa
11:18 13/12/2016

(Trích thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách trên lĩnh vực kinh tế ngân sách)

“...Nhìn chung các báo cáo, tờ trình, đề án và dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình kỳ họp lần này đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục, các căn cứ pháp lý liên quan, có tính cấp bách cần thiết, có ý nghĩa quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quản lý điều hành ngân sách nhà nước và thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh. Nội dung các các báo cáo, tờ trình, đề án và dự thảo Nghị quyết kèm theo đã được cơ quan soạn thảo xây dựng công phu, tổ chức nhiêu cuộc họp lấy ý kiến đóng góp nhiều lần của các sở, ban, ngành, địa phương, cơ sở, các tổ chức kinh tế - xã hội liên quan và đã được cơ quan tư pháp thẩm định theo đúng trình tự, quy phạm pháp luật.

Đồng chí Trần Viết Hậu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra tại kỳ họp
 

Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 - một năm đặc biệt khó khăn và đầy thách thức, bão lũ và sự cố ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế-xã hội tỉnh ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân. Đây là lần đầu tiên kinh tế của tỉnh tăng trưởng âm, tuy vậy với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội, an ninh trật tự được giữ vững, một số chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế đạt mục tiêu đề ra.

Các nhóm chính sách đã được tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt theo biến động thực tế để kiểm soát tình hình, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Từng bước tổ chức lại sản xuất, mở rộng quy mô; tăng cường hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; nhân rộng các mô hình hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, đã trở thành phong trào phát huy hiệu quả tích cực, dự kiến hết năm 2016 có 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.

Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời hơn các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bố trí các nguồn vốn trả nợ xây dựng hoàn thành. Công tác huy động và cho vay vốn sản xuất kinh doanh cơ bản đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế.

Quản lý chặt chẽ, chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế và tăng cường kiểm soát, tiết kiệm chi NSNN, chi ngân sách cơ bản đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. Thu ngân sách nội địa ước đạt khoảng 5.450 tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch Trung ương giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Kinh tế ngân sách cơ bản thống nhất với những hạn chế như báo cáo của UBND tỉnh đã nêu, đồng thời bổ sung và làm rõ thêm một số vấn đề sau:

1. Tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác, trong đó có thu và cân đối NSNN, xử lý nợ công, thực hiện các chính sách của tỉnh ban hành,…

Sự cố môi trường biển tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ và an ninh trật tự, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống nhân dân. Việc ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, nhất là kiểm soát lũ còn hạn chế gây thiệt hại lớn.

Sản xuất kinh doanh còn đối diện với nhiều trở ngại như tiếp cận tài chính, đất đai, chính sách thiếu ổn định, không đủ lao động qua đào tạo, kỷ luật lao động kém; số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng cơ cấu theo lĩnh vực,ngành nghề chưa hợp lý, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu hoạt động xây dựng cơ bản; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thành lập nhiều nhưng không hoạt động, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ ngừng hoạt động, giải thể cao. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra.

Xây dựng nông thôn mới ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình liên doanh, liên kết và thu hút doanh nghiệp còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; việc khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chưa có nhiều chuyển biến; huy động đóng góp khó khăn do thu nhập người dân còn thấp.

2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy trình lập, xét duyệt, quyết định ngân sách còn nhiều bất cập; xây dựng dự toán thu NSNN năm 2016 chưa sát với tình hình thực tế, chưa lường hết những khó khăn về nguồn vốn đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thu ngân sách nội địa chỉ đạt 72,6% kế hoạch HĐND tỉnh giao, thấp hơn cùng kỳ; chỉ có thu từ tiền sử dụng đất vượt chỉ tiêu, đạt 151%; còn lại nhiều chỉ tiêu có số giao thu lớn nhưng số thu đạt thấp; Nợ đọng thuế còn lớn (đến 30/9/2016 tỷ lệ nợ thuế là 6,7%). Thu thuế xuất nhập khẩu ước chỉ đạt 28,57% kế hoạch kế hoạch HĐND tỉnh giao.

Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. Tuy nhiên, một số khoản chi gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu và dự toán HĐND tỉnh giao, như chi cho các đề án chính sách của tỉnh không đạt kế hoạch, trong đó thực hiện các đề án, chính sách nông nghiệp mới đạt khoảng 35-40% dự toán và các khoản chi khác từ nguồn tăng thu chưa được bố trí do thu ngân sách đạt thấp.

3. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016 ước đạt 42.556 tỷ đồng, giảm 54% so với năm 2015 và đạt 63,4% kế hoạch. Ước cả năm, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 6,5%, bằng 37% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu giảm 49%, chủ yếu do dự án Formosa bước sang giai đoạn hoàn thiện nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị giảm.

Triển khai kế hoạch vốn đầu tư công chậm; một số dự án sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả thấp; nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nhất là thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; quản lý sử dụng tài sản công, chi tiêu công còn lãng phí.

Đầu tư phát triển hệ thống đô thị chưa tương xứng; phòng chống ngập lụt, kết nối cảnh quan, kiến trúc với khu vực đô thị xung quanh còn hạn chế; tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm; quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản vẫn còn một số yếu kém chưa được khắc phục; tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo báo cáo của UBND tỉnh đạt khá cao (90,5%), nhưng qua kết quả khảo sát, giám sát tại nhiều địa phương kết quả đạt rất thấp.

4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, chất lượng môi trường bị xuống cấp, chậm được cải thiện. Việc nắm tình hình, phát hiện, xử lý vi phạm về môi trường chưa kịp thời. Đánh giá tác động môi trường đối với nhiều dự án đầu tư còn hình thức; kiểm tra, giám sát việc thực thi còn yếu. Chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nhất là chất lượng và giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và xâm phạm môi trường.

Về kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Ban Kinh tế ngân sách cơ bản nhất trí với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2017 như dự thảo Nghị quyết đã nêu và đề nghị quan tâm thêm một số nội dung sau:

1. Nâng cao năng lực công tác kế hoạch và ứng phó kịp thời với những biến động về kinh tế. Trong bối cảnh chung, cần dự báo đầy đủ hơn tác động của tình hình kinh tế - xã hội của thế giới và trong nước, ảnh hưởng của các chính sách mới ban hành và các luật mới có hiệu lực. Trong tỉnh, đánh giá rõ hơn các yếu tố: việc chuẩn bị và năng lực hội nhập kinh tế; các thách thức đối với quá trình phát triển, bao gồm thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; các dự án trọng điểm động lực phát triển của tỉnh; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 để trình Chính phủ bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; xây dựng quy hoạch liên vùng Bắc Trung Bộ, Đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển của tỉnh.

2. Cơ cấu lại kinh tế một cách thực chất, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đánh giá thực chất kết quả thực hiện chương trình và tiếp tục dồn sức để xây dựng nông thôn mới; chú trọng môi trường, tính đồng đều giữa các địa phương, tính bền vững, nhất là nâng cao hơn thu nhập, chất lượng sống người dân.

Có chính sách phù hợp để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, hướng đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch lại đất đai và cơ cấu sản xuất ở các vùng chịu tác động biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu.

3. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Tạo chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phân công cụ thể trách nhiệm của các ngành theo lĩnh vực quản lý nhà nước.

4. Tập trung chống thất thu, chuyển giá, mở rộng nguồn thu, giảm nợ đọng thuế. Triệt để tiết kiệm chi; gắn việc bố trí các nhiệm vụ chi với khả năng cân đối nguồn lực. Từng bước thực hiện khoán chi hành chính, tiến tới đấu thầu, đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công. Triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật ngân sách nhà nước 2015 và Luật phí, lệ phí có hiệu lực từ năm ngân sách 2017. Chú trọng kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay. Phấn đấu tăng thu để bố trí nguồn thực hiện các chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tập trung vốn cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, tạo sức lan tỏa và kết nối phát triển. Tiếp tục cân đối nguồn lực xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ mới, đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi. Tranh thủ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, công trình an sinh xã hội, đồng thời triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp về tái cơ cấu đầu tư công, đa dạng hóa hình thức đầu tư. Tăng cường quản lý, giám sát đầu tư công, chống thất thoát, lãng phí. Xác định nhu cầu và cân đối cung – cầu hợp lý để tránh lãng phí khi thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, cung ứng các dịch vụ công, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, có lộ trình tinh giản biên chế hợp lý giảm chi từ NSNN.

5. Các cấp ngành cần có sự ưu tiên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Tập trung cải thiện chất lượng môi trường, xử lý ô nhiễm, nhất là tại các khu kinh tế, cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, các khu chăn nuôi tập trung; xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm. Tiếp tục giám sát việc khắc phục của tập đoàn Formosa, sớm đưa dự án vào hoạt động; triển khai kịp thời, giám sát chặt chẽ công tác kê khai, chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển, kịp thời có các giải pháp khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho người dân.

Về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2016

Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với nhận định, đánh giá của UBND tỉnh về những khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán thu chi ngân sách. Ước thực hiện thu ngân sách năm 2016 đạt 7.540 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nội địa 5.450 tỷ đồng, đạt 72,6% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của tỉnh. Chi ngân sách địa phương 11 tháng năm 2016 đạt 9.676 tỷ đồng, đạt 72% dự toán HĐND tỉnh giao.

Đã bố trí 797 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, đề án kinh tế -xã hội, đạt 50% dự toán HĐND tỉnh giao. Chi thường xuyên đạt 5.648 tỷ đồng, bằng 76% dự toán giao, đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chi. Chi dự phòng 99 tỷ đồng, bằng 30% dự toán để xử lý các nhiệm vụ đột xuất như hiện tượng hải sản chết bất thường, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, các nhiệm vụ an ninh quốc phòng...

Về kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm 2016, Ban Kinh tế ngân sách nhận thấy còn một số vấn đề cần quan tâm như sau:

(1). Kết quả thu ngân sách 11 tháng năm 2016, 13/14 sắc thuế không đạt kế hoạch; một số khoản thu đạt thấp dưới 50% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, như: Thuế ngoài quốc doanh; phí, lệ phí; thu khác ngân sách; thu cấp quyền khai thác khoáng sản. Việc xây dựng và quyết định dự toán thu NSNN năm 2016 chưa sát với tình hình thực tế, chưa lường hết những khó khăn về tăng trưởng kinh tế và sự cố môi trường biển, dự kiến cả năm khó hoàn thành mức chỉ tiêu HĐND tỉnh giao.

Mặt khác, để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2015, tỉnh đã đề nghị một số doanh nghiệp trích nộp trước tiền thuế của năm 2016 lên đến 272,5 tỷ đồng. Ở cấp huyện, áp lực chỉ tiêu giao thu và cân đối ngân sách làm các địa phương đã tận thu triệt để nguồn tài nguyên, khoáng sản, nhất là thu từ đất; nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất thì các khoản do ngành thuế thu không đạt hoặc đạt thấp so với kế hoạch HĐND tỉnh giao; ảnh hưởng đến chi thường xuyên của cấp xã, một số xã nợ lương cán bộ.

Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng cơ cấu theo lĩnh vực, ngành nghề chưa hợp lý, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu hoạt động xây dựng cơ bản; do đó, trong năm 2016 vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho công tác trả nợ xây dựng cơ bản nên thu ngân sách khó khăn.

(2). Tỷ lệ giải ngân một số nguồn đạt thấp, như: Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (58%), trong đó lĩnh vực giao thông đạt 93%; thủy lợi đạt 33%; y tế đạt 49%; nông thôn mới đạt 75%; vốn trái phiếu Chính phủ kéo dài 2015-2016 đạt 32%... Số dư tạm ứng của một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ năm 2014 trở về trước còn lớn.

(3). Công tác phê duyệt đầu tư dự án khởi công mới trong năm 2016 chậm triển khai, dẫn đến công tác thanh quyết toán dự án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý để giải ngân nguồn vốn; Thông báo chuyển vốn kế hoạch năm 2015 sang thực hiện năm 2016 chậm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn dự án; nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý (vốn NSTT, TPCP, hỗ trợ có mục tiêu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) chưa thực hiện giải ngân lớn (130 dự án gần 342 tỷ đồng).

Về dự toán thu, chi ngân sách và bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2017

Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách năm 2017 như dự thảo Nghị quyết, đồng thời đề nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh quan tâm một số nội dung sau đây:

1. Thu ngân sách nội địa 6.000 tỷ đồng, bằng 103,9% dự toán trung ương giao; Thu thuế xuất nhập khẩu 1.700 tỷ đồng; chỉ tiêu thu đã cơ bản bám sát kế hoạch Trung ương giao (chỉ tăng thu đối với phí, lệ phí 23 tỷ đồng và tiền sử dụng đất 200 tỷ đồng). Tuy nhiên, dự báo nền kinh tế tỉnh ta trong năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tiến độ thu ngân sách đạt thấp thiếu ổn định, nhất là thu từ DNNN và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần phải có sự quyết tâm lớn mới có thể thực hiện hoàn thành; đề nghị UBND tỉnh tập trung đẩy nhanh hoàn thành các chương trình dự án, tháo gỡ khó khăn để giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; áp dụng đồng bộ các biện pháp tài chính như nuôi dưỡng nguồn thu, tích cực chống thất thu, đẩy mạnh biện pháp thu nợ đọng thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN. Bố trí trả nợ và thu hồi tạm ứng đối với các khoản ứng trước phải thu hồi.

Tăng cường công tác quản lý các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước; các khoản thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; các khoản hỗ trợ cho địa phương khắc phụt hậu quả do thiên tai; huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...

2. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2017 là 12.965 tỷ đồng, bằng 96,7% so với dự toán năm 2016 (13.414 tỷ đồng).

- Đối với chi thường xuyên: Ngoài các khoản mục chi chưa thể phân bổ do chưa có đối tượng cụ thể, còn lại phải phân bổ chi tiết cho các lĩnh vực và đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- Đối với chi đầu tư phát triển: Cần có sự thống nhất giữa các khoản mục chi trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương năm 2017 (chi từ nguồn hoạt động xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn chương trình MTQG, chi từ nguồn vốn TPCP);

Nguồn ngân sách trung ương, nguồn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn ODA, trái phiếu Chính phủ chỉ mới dự kiến tổng nguồn theo các ngành lĩnh vực, chưa phân bổ cụ thể cho chủ đầu tư, danh mục các công trình dự án chi tiết; theo báo cáo, nguyên nhân là do các nguồn này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng nguồn, trên cơ sở đó UBND tỉnh dự kiến danh mục và số vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, quyết định;

Về quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách, đề nghị UBND tỉnh phải theo tiến độ vượt thu ngân sách, tránh ảnh hưởng nhiệm vụ chi cân đối ngân sách đã được phân bổ; giao sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp sở Tài chính thẩm định nguồn vốn trước khi quyết định và tổ chức thực hiện.

- Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, vì vậy cần công khai, minh bạch, phân công, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng quy định nhất là quản lý vốn đầu tư XDCB, tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư phát triển; rà soát, nâng cao năng lực các ban quản lý dự án, các ban quản lý vốn ODA…trên cơ sở sở định mức tiêu chí phân bổ ngân sách.

- Trong cân đối vốn XDCB từ nguồn ngân sách tập trung, sau khi trừ các khoản trả nợ ứng trước ngân sách; nguồn còn lại, ưu tiên theo thứ tự: Trả nợ các công trình hoàn thành và đã quyết toán, trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường GTNT, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và hạ tầng làng nghề nông thôn, các công trình chuyển tiếp nhưng chưa bố trí đủ vốn, công tác chuẩn bị đầu tư và các công trình khởi công mới thực sự cấp thiết; đối ứng các dự án ODA, thực hiện các đề án, chính sách phát triển, các công trình thuộc các ngành và các huyện.

Trong điều kiện ngân sách khó khăn cần lồng ghép các nguồn vồn để thực hiện các chính sách của tỉnh đã được HĐND tỉnh thông qua. Thực hiện nghiêm việc hoàn ứng vốn theo quy định để làm lành mạnh và kỷ luật tài chính ngân sách.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bám sát hướng dẫn tại các văn bản của trung ương để kịp thời xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định tại Điều 42 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, hàng năm trên cơ sở đó dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách ngân sách quan trọng; dự báo về số thu, chi và cơ cấu thu, chi; dự báo về số bội chi ngân sách; xác định các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước và thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách, trần chi tiêu cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; dự báo về nghĩa vụ nợ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong thời hạn 03 năm.

3. Về dự phòng ngân sách: UBND tỉnh bố trí 239,730 tỷ đồng, bằng 2,14% tổng chi ngân sách địa phương là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước (Theo quy định là 2-4% tổng chi ngân sách mỗi cấp). Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất về kết quả sử dụng dự phòng ngân sách theo quy định.

Trên cơ sở kết quả thẩm tra nêu trên, để đảm bảo quản lý thống nhất, tập trung Ban Kinh tế ngân sách đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết theo hướng gộp 2 nội dung nói trên với tên gọi “Nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách và bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2017” (không tách ra làm 02 Nghị quyết theo đề nghị của UBND tỉnh).

Về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2015

1.Về cơ sở pháp lý

Báo cáo quyết toán NSNN năm 2015 của UBND tỉnh đã được tổng hợp đầy đủ từ quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp tỉnh và quyết toán ngân sách của cấp huyện, xã. Số liệu quyết toán đã đối chiếu với Kho bạc nhà nước; được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp; đảm bảo cơ sở pháp lý để thẩm tra trình HĐND tỉnh phê duyệt Tổng quyết toán ngân sách địa phương. Tuy vậy, hồ sơ quyết toán ngân sách năm 2015 trình HĐND tỉnh phê chuẩn chưa có đầy đủ hệ thống các bảng biểu theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

2. Kiến nghị của Ban Kinh tế ngân sách

- Đề nghị làm rõ số liệu tăng, giảm so với dự toán như: thu, chi chuyển nguồn; bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, xã. Cần đánh giá một cách tổng quát kết quả, tồn tại và nguyên nhân của công tác quyết toán tại các đơn vị, của các cấp ngân sách về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2015.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán, các sở ngành liên quan kịp thời thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN về kết quả kiểm toán NSNN năm 2015, trong đó quan tâm các nội dung: Phân bổ đúng, đủ các nhiệm vụ chi, hạn chế để lại phân bổ sau; sử dụng nguồn dự phòng đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; chấm dứt việc tạm ứng vượt quá 30% kế hoạch vốn được phân bổ cho các dự án trong năm; thu hồi các khoản ứng trước; bố trí vốn cho các dự án khởi công mới; kịp thời báo cáo HĐND tỉnh phương án điều chỉnh nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm.

3. Về phê chuẩn Tổng quyết toán ngân sách địa phương năm 2015

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 của UBND tỉnh tuy còn một số hạn chế như đã trình bày ở phần trên nhưng cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật. Ban Kinh tế ngân sách đề nghị HĐND tỉnh xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2015 như sau:

- Tổng thu ngân sách địa phương:              26.734.357 triệu đồng.

­- Tổng chi ngân sách địa phương:               26.600.843 triệu đồng.

- Kết dư Ngân sách địa phương 2015:                       133.514 triệu đồng

          Trong đó:

          - Ngân sách tỉnh:                                        95.977 triệu đồng:

          - Ngân sách huyện, thị xã, thành phố:                 13.342 triệu đồng;

          - Ngân sách xã, phường, thị trấn:               24.195 triệu đồng;

 

Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017

Ban Kinh tế ngân sách cơ bản thống nhất với nội dung Tờ trình và dự thảo Nghị quyết, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn trước (2011-2015), bám sát những quy định mới của Luật NSNN năm 2015 và Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nguyên tắc để phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là hợp lý và xác đáng. Dự kiến phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, tỷ lệ điều tiết và định mức phân bổ chi thường xuyên thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 phù hợp với quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo tính chủ động của các cấp ngân sách, tính công khai minh bạch, dân chủ trong quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị quan tâm một số nội dung sau:

l. Dự kiến phương án phân cấp nguồn thu

Phương án phân cấp nguồn thu đã đảm bảo theo hướng phân cấp tối đa cho các địa phương tạo tính chủ động trong cân đối và khai thác triệt để các nguồn thu. Như vậy, việc phân cấp nguồn thu trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 cơ bản đạt được mục tiêu theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước. Việc thực hiện cơ chế đặc thù phân cấp nguồn thu đối với Tiền sử dụng đất cho các đô thị và các địa phương thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới là phù hợp với chủ trương của tỉnh để tạo điều kiện cho các địa phương đạt tiêu chí đô thị loại II, III, tiêu chí huyện nông thôn mới.

Đối với các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%, đề nghị bổ sung: tiền sử dụng khu vực biển đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của địa phương; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ hoạt động dầu khí); tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

Đối với Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, đề nghị bổ sung: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp (chuyển sang từ mục Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, và ngân sách xã).

Về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020: Ban thống nhất và đề nghị quan tâm thêm:

- Nghiên cứu tiếp tục tăng tỷ lệ điều tiết một số sắc thuế cho cấp huyện để các địa phương từng bước tự cân đối ngân sách, giảm số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh.

- Về Phí bảo vệ môi trường (đối với nước thải, khí thải, khai thác khoáng sản): ngoài việc điều tiết phần Chi cục thuế cấp huyện quản lý thu, đề nghị tiếp tục cân nhắc đối với phần Cục Thuế tỉnh quản lý thu, phải xem xét đây là khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện, xã vì địa phương chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trực tiếp từ tác động của các loại trên cần có kinh phí để xử lý tại chỗ những vấn đề phát sinh.

- Về Thu cấp quyền khai thác khoáng sản: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Nghị định hướng dẫn không quy định khoản thu này; Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: Thu cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy phép do trung ương cấp thì ngân sách trung ương hưởng 100%, do vậy chưa nên đưa vào phân chia đối với giấy phép do trung ương cấp.

2. Về phân cấp nhiệm vụ chi

Phương án đã bao quát và phân cấp trách nhiệm đến từng cấp ngân sách và phù hợp với phân cấp nguồn thu, quản lý hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn, thực tiễn và các quy định của pháp luật liên quan, có tính kế thừa những ưu điểm của giai đoạn trước và tiếp tục phân cấp thêm nhiệm vụ chi cho cấp huyện, xã; thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách một cách khá đồng bộ, toàn diện; tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách ở các cấp, các ngành. Ban thống nhất với đề xuất phân cấp nhiệm vụ chi như Dự thảo và đề nghị:

- Xem xét bổ sung một số nhiệm vụ chi đặc thù mà các đô thị và một số huyện đang và sẽ tiếp tục thực hiện theo cơ chế đã được thống nhất.

- Các lĩnh vực chi đầu tư phát triển cần bám sát quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND ngày 24/09/2016 của HĐND tỉnh ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh.

- Phần nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện: Xem xét tách riêng mục 2.12 đến 2.19 tại mục “2. Chi thường xuyên”.

3. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách năm 2017

Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với phương án như Dự thảo và đề nghị quan tâm một số nội dung sau:

- Định mức phân bổ chi thường xuyên năm 2017 là cơ sở để xem xét quyết định cho các năm tiếp theo vì vậy cần tính đến sự ổn định cho cả giai đoạn 2017- 2020.

- Dự toán chi thường xuyên của các địa phương, dự toán kinh phí tự chủ của các đơn vị khối tỉnh tính theo tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách mới cần đảm bảo không thấp hơn mặt bằng chi năm 2016,

- Ngân sách nhà nước cần tính tới giảm cấp kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công. Kinh phí tiết kiệm được để tăng chi cho đảm bảo an sinh xã hội, mua sắm sửa chữa và tăng chi đầu tư phát triển.

- Tiếp tục rà soát các tiêu chí phân bổ dự toán chi ngân sách, đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Các lĩnh vực được phân cấp trong Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương cần bám sát quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

- Về định mức chi quản lý hành chính khối tỉnh: Định mức phân bổ chi khác theo đầu biên chế cần làm rõ đây là biên chế thực có tại các đơn vị và không lớn hơn số biên chế được giao. Định mức cũng cần phân nhóm theo quy mô tổng biên chế.

- Về định mức cho sự nghiệp y tế khối tỉnh: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sớm rà soát và đánh giá khả năng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế theo các quy định hiện hành, ban hành quyết định hàng năm làm cơ sở tính số ngân sách cấp cho khối này.

- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện, xã phần chi quản lý hành chính cần bổ sung chi bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Căn cứ các nội dung kết quả thẩm tra nêu trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung để thông qua Nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017.

 

Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Tại kỳ họp này, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Phương án và trình HĐND tỉnh ban hành 15 khoản phí và 07 khoản lệ phí. Nhìn chung, phương án mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh được xây dựng trên cơ sở quy định phí, lệ phí hiện hành, đảm bảo các nguyên tắc, quy định của pháp luật, phù hợp mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của tỉnh.

Tuy vậy, mức thu chưa làm rõ việc tham khảo các quy định hiện hành tại các tỉnh có hoàn cảnh kinh tế - xã hội tương đồng để bảo đảm sự hài hòa, thống nhất giữa các địa phương, cần đảm bảo tương quan với mức thu đối với hoạt động có thu phí, lệ phí do cơ quan Trung ương thực hiện.

Về miễn, giảm phí, lệ phí: Các đối tượng miễn, giảm và mức miễn, giảm phí, lệ phí được quy định cụ thể tại Dự thảo Nghị quyết là phù hợp. Hà Tĩnh là tỉnh có truyền thống cách mạng và còn nhiều đối tượng khó khăn, để tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá cho người dân, Ban KTNS đề xuất bổ sung đối tượng miễn phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí thư viện đối với: Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Người cao tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

Về Thu, nộp và quản lý sử dung các khoản phí, lệ phí: Trên cơ sở các điều 12, 13 của Luật Phí và Lệ phí, các điều 3, 4, 5 của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP đề nghị bổ sung một điều mới (sau điều 3) quy định riêng nội dung này trong Nghị quyết.

Về mức thu các khoản phí, lệ phí và tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí: Trong điều kiện tình hình thực tế của tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách đồng tình giữ nguyên mức thu đối với các khoản phí và lệ phí, tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí bằng quy định hiện hành tại các nghị quyết của HĐND tỉnh như đề xuất trong Tờ trình và dự thảo Nghị quyết. Tại kỳ họp này, UBND tỉnh chưa trình HĐND tỉnh quy định mức thu đối với 07 khoản phí do chưa phát sinh hoặc chưa đủ điều kiện thu là hợp lý.

Đề nghị thay cụm từ “Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu” bằng cụm từ “tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí” và quy định rõ bằng bao nhiêu phần trăm số tiền phí thu được.

Đối với Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Cần xem xét kết quả thu nộp, mức độ tác động của chính sách phí đối với xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, tình hình thực tế tại cửa khẩu hiện nay; tham khảo quy định tại các địa phương có cửa khẩu tương đồng để bảo đảm sự hài hòa, thống nhất, đảm bảo tương quan lợi thế cạnh tranh cho Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Đối với Phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: Nghị quyết số 85/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của HĐND tỉnh đã quy định thu Phí thăm quan tại 06 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Trong Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết lần này không quy định Phí thăm quan tại 03 di tích: Miếu Ao, Đền Chợ Củi, Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, cần làm rõ nội dung này để HĐND tỉnh xem xét quyết định.

Việc tiếp tục hay bãi bỏ thực hiện thu Phí thăm quan tại 03 di tích trên phải căn cứ kết quả triển khai thực hiện; giải pháp quản lý các di tích trong thời gian tới; phương án, điều kiện đảm bảo thu phí; đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thu phí;… Qua kết quả khảo sát và hồ sơ liên quan, Ban thống nhất đề nghị bãi bỏ thu Phí thăm quan tại di tích Miếu Ao.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh làm rõ trách nhiệm của một số tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí tham quan theo Nghị quyết của HĐND tỉnh nhưng không thực hiện. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng đối với khoản tiền công đức hiện nay còn nhiều bất cập cần được chấn chỉnh.

Về tỷ lệ để lại cho tổ chức thu Phí thăm quan danh lam thắng cảnh Hương Tích: Ban quản lý Khu Du lịch chùa Hương Tích là đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ thì Phí thu từ các hoạt động dịch vụ của đơn vị phải được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ. Như vậy, việc quy định nộp 100% vào ngân sách nhà nước như dự thảo là chưa đúng quy định, đề nghị cần quy định cụ thể tỷ lệ để lại cho tổ chức thu, phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm một số nội dung sau:

1. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật phí và lệ phí, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Nghị quyết HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, các nội dung về phí và lệ phí. Phản ánh kịp thời, đầy đủ nguồn thu từ phí, lệ phí, khắc phục hạn chế trong quản lý nguồn thu từ phí, lệ phí; tính đúng, tính đủ các chi phí; Đảm bảo chính sách phí, lệ phí công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính; cần quy định rõ ràng cơ chế quản lý, sử dụng đối với phí, lệ phí đảm bảo tính công khai, minh bạch, từ đó thúc đẩy cơ chế tự chủ của tổ chức thu phí.

2. Đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh chưa trình tại Kỳ họp này, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở quản lý chuyên ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xây dựng phương án phí, lệ phí khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương và đảm bảo được các điều kiện để tổ chức thu phí, lệ phí.

3. Kịp thời có quy định về các các khoản phí chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá do Nhà nước định giá theo Danh mục kèm theo Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ 01/01/2017, nhất là đối với Phí chợ, Phí trông giữ xe, Phí vệ sinh.

Căn cứ nội dung kết quả thẩm tra nêu trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung để thông qua Nghị quyết quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với các nội dung của Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết, Quy hoạch điều chỉnh và đề nghị quan tâm một số nội dung cụ thể như sau:

- Về kỳ quy hoạch: Ban Kinh tế ngân sách cho rằng kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 là quá ngắn so với quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 10 năm). Quy hoạch phải gắn với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 05 năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm); Ủy ban nhân dân tỉnh cần rà soát, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 để đưa ra kế hoạch phù hợp cho giai đoạn mới.

- Số liệu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 so với một số quy hoạch khác có sự chênh lệch, cụ thể: So quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Tĩnh tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ (Rừng đặc dụng chênh 91 ha, Rừng phòng hộ chênh 1.644 ha, Rừng sản xuất chênh 305 ha); so với Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt (chênh rừng đặc dụng 0,5 ha). Do vậy, để thống nhất số liệu giữa các văn bản pháp lý của Trung ương và quy hoạch điều chỉnh của tỉnh lần này, đề nghị UBND tỉnh có văn bản trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh theo quy định.

- Rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu để điều chỉnh sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất đối với diện tích rừng và đất rừng trên vùng đất cát nội đồng ở các huyện đồng bằng ven biển hoặc những diện tích khu vực có độ dốc thấp ở vùng gò đồi, miền núi. Đề nghị UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để quản lý, sử dụng diện tích đất rừng trên đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong việc quản lý quy hoạch, khắc phục tình trạng lấn chiếm đất rừng như trước đây.

Các chỉ tiêu về cải tạo rừng, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng... trong thời gian qua triển khai thực hiện chưa nhiều, một số chỉ tiêu khác như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng... cũng chưa đạt kế hoạch đề ra. Cần đánh giá rõ nguyên nhân; từ đó nghiên cứu xem xét đưa ra các chỉ tiêu cho giai đoạn mới sát đúng với điều kiện của tỉnh.

- Về kinh phí thực hiện: Đề nghị lập biểu khái toán theo từng giải pháp, từng giai đoạn, từng nguồn vốn và có tính đến thứ tự, danh mục dự án ưu tiên.

Căn cứ nội dung kết quả thẩm tra nêu trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung để thông qua Nghị quyết Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện Nghi Xuân và Đức Thọ đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

1. Ban Kinh tế ngân sách cho rằng với cơ chế, chính sách tạo nguồn lực như Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Cụ thể là:

Thứ nhất, ưu tiên tỉ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách về Tiền sử dụng đất, Nguồn thu từ tiền cho thuê đất, mặt nước của các tổ chức kinh tế sử dụng vào mục đích kinh doanh phát sinh trên địa bàn xã, để lại tiền sử dụng đất vượt thu phần ngân sách tỉnh hưởng so với kế hoạch tỉnh giao hàng năm phát sinh trên địa bàn huyện cho huyện Nghi Xuân, Đức Thọ;

Thứ hai, ưu tiên phân bổ phần kinh phí thực hiện CTMTQG XD nông thôn mới Trung ương thưởng chung cho tỉnh; ưu tiên phân bổ vốn trong điều hành ngân sách hàng năm đối với tất cả các nguồn vốn (vốn vay tín dụng ưu đãi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ bão trì đường bộ,…) để tạo điều kiện cho huyện Nghi Xuân, Đức Thọ chủ động linh hoạt trong việc điều hành;

Thứ ba, thưởng sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới từ nguồn vốn trực tiếp thực hiện Chương trình 10 tỷ đồng; Riêng huyện Nghi Xuân: Hỗ trợ lại 100% tiền đấu giá các lô đất còn lại tại các khu tái định cư sau khi đã thực hiện xong việc tái định cư cho các hộ dân phải di dời của các dự án Xuân An, Xuân Thành.

2. Bên cạnh đó, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm một số vấn đề sau:

- Xem xét kỹ nội dung được sử dụng, tận dụng đất, cát, sỏi tại các bãi vật liệu (ngoài các khu vực có quy định riêng), cải tạo vườn đồi để thực hiện các tiêu chí trên địa bàn huyện; vì theo Luật Khoáng sản đây là đối tượng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Vì vậy, cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh khai thác tràn lan không đúng quy hoạch, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên khoáng sản, môi trường, thất thu ngân sách và đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

- Dự kiến kinh phí thực hiện và nguồn vốn theo cơ chế đặc thù cho hai huyện ước tính 2.238.216 triệu đồng; trong đó:

+ Huyện tự cân đối 1.416.833 triệu đồng (Nguồn vốn đã xác định 494.762 triệu đồng; Nguồn vốn đã có chủ trương nhưng chưa có quyết định 922.071 triệu đồng)

+ Nguồn vốn theo cơ chế đặc thù: 430.487 triệu đồng.

+ Cân đối tính cả nguồn theo cơ chế đặc thù còn thiếu: 391.285 triệu đồng; Nguồn còn thiếu đề xuất được ưu tiên phân bổ vốn trong điều hành ngân sách hàng năm đối với tất cả các nguồn vốn có thể điều hành linh hoạt (vốn vay tín dụng ưu đãi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ bão trì đường bộ,…).

Như vậy, sau cân đối các nguồn lực trong giai đoạn 2016-2020 vẫn còn thiếu 391.285 triệu đồng (huyện Đức Thọ 355.771 triệu đồng, huyện Nghi Xuân 35.264 triệu đồng). Nguồn vốn từ cơ chế đặc thù chỉ chiếm phần nhỏ trên dự kiến tổng nguồn vốn (19,23%). Thu ngân sách năm 2017 vẫn còn tiếp tục khó khăn, từ năm 2018 trở đi nếu phấn đấu quyết liệt thì có thể có khả năng vượt thu ngân sách để chi cho các đề án, chính sách trong đó có chính sách hỗ trợ huyện nông thôn mới. Trước mắt, để đảm bảo lộ trình đạt chuẩn huyện nông thôn mới thì cần huy động, lồng ghép tất cả các nguồn lực.

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh năm 2017-2018

Ban Kinh tế ngân sách cơ bản thống nhất với các nội dung theo Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết. Đồng thời, Ban đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét một số vấn đề cụ thể như sau:

Tại Khoản b, Điểm 1, Điều 3, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Về phần kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp”; Vì vậy, cần xem xét lại phần ngân sách huyện, thành phố, thị xã đảm bảo mức 10% cho thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn hàng năm.

Tại Điểm 3, Điều 3, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết đề nghị sửa thành: “Đối với hỗ trợ xi măng làm đường giao thông và kênh mương nội đồng thực hiện theo cơ chế hỗ trợ quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị quyết này nhưng tổng mức vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ không được trái với quy định tại Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh về việc quy định sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”

Tại Điều 5, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Về bưởi và cam đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại “Dự án Bảo tồn, nhân giống và phát triển bưởi Phúc Trạch, giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê làm chủ đầu tư” với tổng mức đầu tư 60.019 triệu đồng và tập đoàn Vincom hỗ trợ trên 6 tỷ triển khai trong 2017; Vì vậy, cần xem lại nội dung này tránh trùng lặp. Đề nghị chưa nên có chính sách đối với phát triển giống, trồng mới cam chanh vì cần xem xét đầu ra của sản phẩm.

Tại Điều 9, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Chính sách Hỗ trợ tích tụ ruộng đất, Ban Kinh tế ngân sách cho rằng không hỗ trợ nội dung này như dự thảo mà theo hướng hỗ trợ hình thành các HTX, tổ hợp góp đất tích tụ ruộng đất cùng nhau canh tác, cùng nhau phân chia lợi nhuận. Việc tích tụ ruộng đất phải tuân theo nhu cầu thực tế của sản xuất; ai có năng lực và nhu cầu thì thuê đất,chuyển nhượng đất hoặc góp vốn... Chỉ hỗ trợ thông qua các chính sách khuyến khích sản xuất đã ban hành và đảm bảo môi trường đầu tư.

Tại Điều 10, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Đối với lĩnh vực phát triển chăn nuôi lợn cần có điều kiện rõ ràng hơn trong việc đảm bảo môi trường. Chăn nuôi quy mô nhỏ nên hạn chế vì gây ô nhiễm trong khu dân cư và khó kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm; do vậy, không nên tiếp tục hỗ trợ.

Tại Khoản 1, Điều 12, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Về công tác thú y chỉ nên hỗ trợ tiêm phòng triệt để, không hỗ trợ dự phòng vắc xin tốn kém và không hiệu quả.

Tại Khoản 2, 4, 9; Điều 17, Quy định kèm theo dự thảo Nghị quyết: Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ sản phẩm thời gian hỗ trợ lên đến 3 năm không phù hợp với giai đoạn thực hiện của chính sách này (2017-2018).

Căn cứ nội dung kết quả thẩm tra nêu trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung để thông qua Nghị quyết Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh năm 2017-2018.

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 115/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với các nội dung điều chỉnh, bổ sung Bảng giá các loại đất năm 2015 như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết, cụ thể:

Bảng 1: Điều chỉnh, bổ sung giá đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị:

Đất ở tại đô thị được điều chỉnh đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế địa bàn kinh tế xã hội của các địa phương và đảm bảo theo Khung giá của Chính phủ quy định tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP, mức giá thấp nhất là 300.000 đồng/m2, cao nhất là 15.000.000 đồng/m2, bằng 46,9% giá đất tối đa trong khung giá của Chính phủ; cụ thể: Điều chỉnh tăng mức giá đất đối với 49 tuyến đường, đoạn đường tại các huyện, TP,TX. Điều chỉnh giảm giá 02 tuyến đường, đoạn đường, tại thị xã Hồng Lĩnh). Bổ sung 91 tuyến đường, đoạn đường. Bỏ ra khỏi bảng giá 01 tuyến đường, đoạn đường tại huyện Hương Sơn.

Bảng 2: Điều chỉnh, bổ sung giá đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn:

Đất ở tại nông thôn: được điều chỉnh đảm bảo phù hợp với thực tế, xử lý được những bất cập về mức giá thấp nhất ở các địa phương và đảm bảo theo Khung giá của Chính phủ quy định tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP, trong đó mức giá thấp nhất là 50.000 đồng/m2; cao nhất là 6.000.000 đồng/m2, bằng 50% giá đất tối đa trong khung giá các loại đất quy định của Chính phủ. Cụ thể: Điều chỉnh tăng mức giá đất của 412 tuyến đường, đoạn đường tại các huyện, TP, TX. Điều chỉnh giảm mức giá đất tại 04 tuyến đường, đoạn đường. Bổ sung 197 tuyến đường, đoạn đường vào bảng giá. Bỏ ra khỏi bảng giá 08 tuyến đường, đoạn đường.

Căn cứ nội dung kết quả thẩm tra nêu trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 115/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2017

Thực hiện quy định của Luật Đất đai 2013, trong thời gian qua HĐND tỉnh thông qua 4 Nghị quyết về Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết đạt thấp (thu hồi đất đạt 53,3%, chuyển mục đích sử dụng đất đạt 49,4%). Nguyên nhân là do công tác dự báo, xây dựng kế hoạch của các địa phương chưa sát với tình hình thực tế và trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định đề xuất của các địa phương về danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa cao.

Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng năm 2017 được lập trên cơ sở rà soát các danh mục công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua tại các nghị quyết nêu trên nhưng chưa thực hiện đề nghị chuyển tiếp sang năm 2017 (những dự án không khả thi cần loại bỏ) và danh mục công trình, dự án phát sinh cần thiết trong năm 2017.

Căn cứ các nội dung kết quả thẩm tra nói trên, Ban Kinh tế ngân sách đề nghị HĐND tỉnh xem xét quyết định:

(1). Thông qua Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2017.

(2). Bổ sung thời hạn hiệu lực của nghị quyết từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017 và thay thế các nghị quyết số 116/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014; Nghị quyết số 140/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015; Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 và Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 28/6/2016.

(3). Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 trình HĐND tỉnh...”


    Ý kiến bạn đọc