Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
EmailPrintAa
23:16 25/06/2018

Chiều 25/6, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Lãnh đạo sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch để nghe báo cáo về công tác quản lý các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2017. Các đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Võ Hồng Hải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Đoàn Đình Anh, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội đã chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch  HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y phát biểu tại cuộc làm việc

 

Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 78 di tích xếp hạng quốc gia, 02 di tích quốc gia đặc biệt,; 459 di tích xếp hạng cấp tỉnh và có gần 1100 di  tích chưa xếp hạng, nhưng đã được  điều tra, khảo sát. Về di sản văn hóa phi vật thể có: dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh  được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù Hà Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Toàn tỉnh có gần 70 lễ hội tiêu biểu, trong đó có 12 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lễ hội Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, lễ hội Chùa Chân Tiên …  Nhìn chung hệ thống di tích ở tỉnh ta khá dày đặc về mật độ, phong phú về loại hình, đa dạng về nội dung và quy mô.

Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập phát biểu

 

Các di tích sau khi được xếp hạng, các di sản văn hóa phi vật thể, các lễ hội đã được chính quyền các cấp, ngành chuyên môn, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư quan tâm quản lý, bảo tồn nên đã phát huy tốt giá trị, góp phần tuyên truyền quảng bá, tạo điều kiện giao lưu, kết nối cộng đồng phát huy những nét đẹp ăn háo của quyên hương, dân tộc. Công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý di sản trên địa bàn được quan tâm đúng mức. công tác tuyên truyền, phổ biến Luật di sản và các văn bản có liên quan đã được sở quan tâm, phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh giới thiệu, phổ biến đến với các tầng lớp nhân dân.

Nhà văn Đức Ban

 

Công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đã được triển khai mạnh mẽ, từ năm 2013 đến nay đã  nghiên cứu và triển khai ứng dụng 3 đề tài khoa học cấp tỉnh như: Nghiên cứu phương thức truyền dạy và phổ cập dân ca Nghệ Tĩnh trong trường học ở tỉnh Hà Tĩnh;  đề tài nghiên cứu, ứng dụng một số loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc ở Hà Tĩnh nhằm phục vụ phát triển du lịch; đề tài nghiên cứu, bảo tồn mộc bản trường học Phúc Giang huyện Can Lộc …Ngoài ra còn phối hợp tổ chức nhiều hội thảo khoa học về bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn …

Bà Phan Thị Thư Hiền - Chi hội trưởng Hội di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh
Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Đỗ Khoa Văn phát biểu

 

Bên cạnh nhữn kết quả đạt được, công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: các công trình của di tích chủ yếu được làm bằng gỗ, có thời gian hình thành lâu đời, liên tục bị thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, chiến trang và con người tác động nên đã bị hư hỏng, xuống cấp và có nguy cơ bị xâm hại về đất đai, bị ô nhiễm về môi trường, cảnh quan; nguồn kinh phí đầu cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích hàng năm ít; việc cắm mốc giới bảo vệ các di tích triển khai còn chậm; công tác tuyên truyền, quảng bá phát huy giái trị các di tích chưa được quan tâm đúng mức … Tại buổi làm việc các đại biểu đề nghị lãnh đạo sở giải trình rõ hơn về sự mất cân đối giữa các loại hình di tích; số di tích đã được trùng tu, tôn tạo trong thời gian qua và đánh giá rõ thực trạng hệ thống di tích trên địa bàn để có những giải pháp trùng tu, tôn tạo phù hợp; công tác phối hợp trong việc khai thác giá trị các di tích với các tua tuyến du lịch; chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân …

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải phát biểu

 

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng của Ngành Văn hóa trong công tác quản lý các di sản văn hóa trên địa bàn trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế của ngành về công tác tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo; về công tác tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa; công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để khai thác giá trị của các di sản … Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, đồng chí Phó chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Lãnh đạo sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần tập trung rà soát để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung những văn bản về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử đã ban hành đến nay không còn phù hợp; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện tốt công tác trùng tu, tôn tạo và khai thác có hiệu quả giá trị các di tích để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giáo dục truyền thống quê hương đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ; tiếp tục rà soát, đánh giá lại mô hình quản lý di tích, để tham mưu UBND tỉnh quyết định mô hình quản lý phù hợp, có hiệu quả …  Trước mắt Sở cần tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý của các đại biểu, hoàn chỉnh báo cáo trình UBND tỉnh để làm việc với Đoàn giám sát của HĐND tỉnh trong thời gian tới.

 


    Ý kiến bạn đọc