|
Toàn huyện hiện có 8.006,2 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 27% diện tích tự nhiên; trong đó đất có rừng 6.540ha và đất chưa có rừng 1.467ha; được quy hoạch theo 3 loại rừng (Rừng phòng hộ: 3.480 ha, Rừng sản xuất: 4.526 ha). Trên địa bàn có 03 chủ rừng lớn được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp ( Công ty THHHMTV Cao su Hà Tĩnh, Ban quản lý rừng PH Hồng Lĩnh, và đơn vị T34 tỉnh đội) với diện tích 4.340 ha.
Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc Phạm Thanh Sơn báo cáo công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Can Lộc
|
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo, các xã, chủ rừng đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ rừng. Vì vậy, an ninh rừng trên địa bàn huyện cơ bản được đảm bảo, không còn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật; việc tranh chấp, khiếu kiện được kiểm tra và giải quyết kịp thời; hiệu quả kinh tế từ việc phát triển trồng rừng nguyên liệu, phát triển kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Phan Thành Biển báo cáo làm rõ một số vấn đề liên quan đến các dự án năng lượng điện gió trên địa bàn huyện Can Lộc
|
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo UBND huyện cũng đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc như: công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, chồng chéo; việc kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong khai thác rừng trồng chưa được quan tâm; một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp do chính quyền địa phương quản lý chưa thực sự phát huy hết hiệu quả; một số diện tích đất trống đồi núi trọc chưa được trồng rừng, thiếu phương án bảo vệ, phát triển rừng trên những diện tích chưa giao khoán; kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR còn nhiều hạn chế.
Đồng thời, kiến nghị các cấp, các ngành cần quan tâm, chú trọng đến công tác quy hoạch bảo vệ, phát triển sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, để công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thực sự hiệu quả mang tính lâu dài, bền vững, tránh chồng chéo giữa các quy hoạch khác có liên quan. Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó cần có nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là các hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập từ việc bảo vệ và phát triển rừng.
Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, đề nghị giải trình làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn, lực lượng bảo vệ rừng với chính quyền địa phương cơ sở trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; những bất cập trong việc phân định ranh giới giữa các chủ rừng; tình hình sử dụng rừng, đất rừng sau khi được giao cho hộ gia đình cá nhân; …
Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND và UBND tỉnh Nguyễn Thị Việt Hà đề nghị có các cơ chế chính sách phù hợp, sắp xếp ba loại rừng phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo từng vùng, từng khu vực
|
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Nữ Y ghi nhận và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của huyện trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn thời gian qua. Thời gian tới, đồng chí đề nghị chú trọng đến công tác quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng, đất lâm nghiệp, tránh chồng chéo giữa các quy hoạch khác; quan tâm thực hiện cắm mốc thực địa giữa các chủ rừng; nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình giao đất, giao rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời có các cơ chế chính sách phù hợp, sắp xếp ba loại rừng phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo từng vùng, từng khu vực; đặc biệt gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của UBND huyện, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp để đưa vào nội dung Báo cáo giám sát của Đoàn trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm.
Tin mới cập nhật
- Gặp mặt Hội đồng hương Hà Tĩnh tại thành phố Huế ( 08/01)
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)