Các đồng chí: Trần Viết Hậu - Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh, Nguyễn Huy Hùng - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, Nguyễn Thị Nguyệt - Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh điều hành hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Thường trực, lãnh đạo các Ban, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố.
|
Phát biểu đề dẫn hội nghị, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu cho rằng: Giám sát là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND, được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật quy định. Ngoài các quy định chung về vai trò, nguyên tắc, điều kiện đảm bảo thực hiện, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã dành 1 chương với 31 điều để quy định chi tiết về hoạt động giám sát của HĐND. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, giám sát của HĐND được luật hóa chi tiết, cụ thể, làm cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát. Qua đó khẳng định được vai trò giám sát của HĐND trong hệ thống các hoạt động của chính quyền địa phương. Thông qua giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, HĐND có cơ sở đánh giá tính thống nhất, hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật đối với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó kiến nghị, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật.
Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu phát biểu tại Hội nghị
|
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Huy Hùng: Đề nghị quan tâm phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp để rà soát các văn bản nhằm xây dựng kế hoạch giám sát sát đúng. Trong xây dựng đề cương giám sát cần tham vấn ý kiến của các ngành chuyên môn và chủ thể chịu sự giám sát.
|
Đồng chí nhấn mạnh: Mục đích của việc lựa chọn chủ đề “vai trò của Hội đồng nhân dân trong giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương” là để các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận, hướng tới mục tiêu làm rõ vai trò của HĐND trong giám sát việc thực thi pháp luật ở địa phương, cụ thể tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, pháp chế, văn hóa xã hội…; đồng thời trao đổi, chia sẻ cách làm hay của các địa phương và kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, Quốc hội, Chính phủ một số vấn đề còn vướng mắc liên quan trên các lĩnh vực.
Chủ tịch HĐND huyện Lộc Hà Trần Xuân Lương: Cần lựa chọn nội dung đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc.
|
Phó Chủ tịch HĐND thị xã Hồng Lĩnh Đặng Minh Khang: cần phát huy vai trò của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND các cấp trong hoạt động giám sát thường xuyên, chuyên đề
|
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của HĐND các cấp. Các đại biểu thống nhất cho rằng: thời gian qua, HĐND các cấp đã chủ động nghiên cứu, áp dụng những yếu tố phù hợp trong hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của HĐND các địa phương và kế thừa kinh nghiệm giám sát của các nhiệm kỳ trước để đúc rút những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn khi thực hiện chức năng giám sát.
Phó Chủ tịch HĐND huyện Nghi Xuân Phan Thị Kim Oanh: quan tâm giám sát việc thực hiện các kết luận của Thường trực HĐND, các ban HĐND
|
Phó Chủ tịch HĐND huyện Vũ Quang Phạm Ngọc Tạo: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm và đề cao tính chủ động của Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát
|
Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND trong giám sát việc thực thi pháp luật, từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động tại địa phương, đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo công tác, tờ trình của Ủy ban nhân dân; trong vấn đề lựa chọn nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần đoàn giám sát, trình tự tổ chức giám sát chuyên đề để tránh trùng lặp với các đoàn kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên và đồng cấp; trong việc lựa chọn vấn đề chất vấn, kiến thức và bản lĩnh của các đại biểu HĐND khi đặt câu hỏi chất vấn và phương pháp điều hành chất vấn của Chủ tọa kỳ họp.
Phó Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Anh Dương Thị Vân Anh: tăng cường tái giám sát, theo đến cùng việc thực hiện kết luận giám sát; kiến nghị xử lý theo quy định nếu chủ thể chịu sự giám sát chưa triển khai thực hiện
|
Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thành: đề nghị có cơ cấu hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp theo hướng giảm đại biểu kiêm nhiệm, tăng số lượng đại biểu chuyên trách
|
Các đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ một số nội dung còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động giám sát như: khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế trong triển khai thực hiện các Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật Đầu tư công, Luật đất đai, Luật khoáng sản..; về nhân lực, năng lực và kinh nghiệm của thành viên đoàn giám sát; sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong và sau giám sát; về kinh phí hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất để triển khai giám sát…
Trưởng ban Pháp chế HĐND huyện Thạch Hà Nguyễn Bá Du: quan tâm tổ chức tập huấn chuyên sâu cho các đại biểu HĐND, nhất là đại biểu HĐND cấp xã để nâng cao chất lượng hoạt động.
|
Phó Trưởng ban Kinh tế xã hội huyện Đức Thọ Bùi Việt Thắng: Quan tâm cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, thị, thành phố
|
Trên cơ sở các khó khăn, vướng mắc, các đại biểu cũng đã có các kiến nghị, đề xuất cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh trong công tác bảo đảm nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất về hoạt động giám sát của HĐND; trong việc hoàn thiện thể chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục trong tổ chức thực hiện giám sát; nâng cao năng lực của các đại biểu HĐND; tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa HĐND với các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giám sát về xây dựng kế hoạch để tránh trùng lặp nội dung; quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trên từng lĩnh vực cho các đại biểu HĐND...
Trưởng ban Kinh tế xã hội HĐND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Thị Phương Hải: tiếp tục nâng cao năng lực giám sát, chủ động linh hoạt đổi mới từ nội dung, phương thức tổ chức thực hiện giám sát
|
Phó Trưởng ban Kinh tế xã hội huyện Hương Khê Hồ Sỹ Đồng: xem xét ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về giám sát của HĐND
|
Kết luận hội nghị, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu đánh giá cao nội dung tham luận và các ý kiến trao đổi của các đại biểu tại hội nghị. Đồng chí cho rằng: Thông qua hội nghị trao đổi này sẽ rút ra được một số kinh nghiệm và giải pháp đối với vai trò của HĐND các cấp trong việc giám sát thi hành pháp luật tại địa phương, đó là: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm, rõ mục tiêu, đối tượng; chuẩn bị, lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm; thông báo kết luận giám sát cụ thể; chú trọng công tác hậu giám sát. Giám sát sâu, thẩm tra kĩ, chất vấn dân chủ, giải trình chất lượng, theo đến cùng quá trình giải quyết. Đối với các ý kiến, kiến nghị của đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu và trong quá trình triển khai thực hiện sẽ xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện sát với thực tiễn.
Tin mới cập nhật
- Gặp mặt Hội đồng hương Hà Tĩnh tại thành phố Huế ( 08/01)
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)