Thảo luận tại Tổ: Thẳng thắn, trách nhiệm, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu năm 2017 đã đề ra
EmailPrintAa
18:14 13/07/2017

Tiếp tục chương trình kỳ họp, buổi chiều (13/7), các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã tiến hành thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, các báo cáo, tờ trình, đề án dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Với 27 ý kiến tham gia thảo luận, các đại biểu bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với các nội dung báo cáo của HĐND, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh và các ngành liên quan; tán thành với các tờ trình, đề án của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp lần này, đồng thời phân tích, làm rõ các tồn tại, hạn chế trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của UBND tỉnh và đề xuất nhiều ý kiến, kiến nghị để phát triển kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.
Đại biểu Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
 

Quan tâm đến vấn đề lĩnh vực văn hóa - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (tổ đại biểu thành phố Hà Tĩnh) cho rằng: những hạn chế đã nêu trong báo cáo của UBND tỉnh chưa thực sự đánh giá rõ đối với các vấn đề trong lĩnh vực văn hóa xã hội do đó đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần làm rõ, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế trên lĩnh vực văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, đại biểu cũng bổ sung thêm một số giải pháp để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: cải cách hành chính, rà soát và ban hành các chính sách mới để thúc đẩy phát triển du lịch Hà Tĩnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt
 

Đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu Cẩm Xuyên) đề nghị xem xét lại quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy ngành một số ngành như quy hoạch về chăn nuôi; quan tâm phòng, chống dịch bệnh cây trồng, chăn nuôi; quan tâm triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm; giúp đỡ các địa phương khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường, xây dựng nông thôn mới; chấn chỉnh hiệu quả sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức được giao đất, cho thuê đất.

Đại biểu Đặng Quốc Cương
 

Băn khoăn về tình trạng mất mùa trong sản xuất nông nghiệp như hiện nay, đại biểu Lê Ngọc Huấn (tổ đại biểu huyện Hương Khê) cho rằng cần có chính sách mang tầm vĩ mô, các giải pháp lâu dài, bền vững để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân. Đại biểu cũng đóng góp nhiều về Tờ trình về một số chính sách phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Đại biểu Trần Văn Kỳ (tổ đại biểu Kỳ Anh) đề nghị cần quan tâm đề ra các giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng…

Đại biểu Trần Văn Kỳ
 

Trên lĩnh vực lĩnh vực an ninh trật tự, đại biểu Trần Hậu Tám (tổ đại biểu Thạch Hà) cho rằng thời gian qua trên địa bàn, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp; đặc biệt đã xảy ra một số vụ tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, đề nghị có giải pháp để siết chặt kỷ cương pháp luật và trật tự, an toàn xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền để có giải pháp phương án xử lý và quản lý chặt chẽ.

Đại biểu Trần Hậu Tám
 

Đại biểu Hoàng Trung Dũng (tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới về việc lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên diện rộng đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đồng thời cần có giải pháp giải cứu cho nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi; đồng thời  đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục cho học sinh. Đại biểu Trần Tú Anh (tổ đại biểu Lộc Hà), đề nghị sớm hoàn thiện công tác khắc phục sự cố môi trường biển; có giải pháp khôi phục hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là du lịch biển và chú trọng đến các giải pháp để phát triển du lịch bền vững.

Đại biểu Hoàng Trung Dũng
 

Góp ý về việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Nguyễn Thị Nữ Y (tổ đại biểu huyện Thạch Hà) đề nghị nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở; tập trung giải quyết dứt điểm những trường hợp khiếu kiện kéo dài; đồng thời cần tổ chức đối thoại với Nhân dân về những vấn đề phát sinh trên địa bàn để lắng nghe và có biện pháp xử lý triệt để …

Đại biểu Trần Tú Anh
 

Đối với tờ trình, dự thảo nghị quyết về phí, lệ phí, phí trước bạ xe ô tô, Đại biểu Đinh Nho Hậu (tổ đại biểu huyện Hương Sơn) cho rằng tỷ lệ thu phí trước bạ xe 9 chỗ trở xuống, mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề, phí khai thác khoáng sản như dự thảo là phù hợp với tình hình  thực tiễn của tỉnh.

Đại biểu Cù Bích Ngọc (tổ Đại biểu huyện Đức Thọ) đề nghị UBND tỉnh về mục biên chế, chế độ, chính sách đối với người lao động thì việc “xem xét để bố trí ổn định số người làm việc tại các cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone trên địa bàn tỉnh” theo hướng điều chuyển số viên chức hiện có trong ngành y tế hoặc hợp đồng lao động theo yêu cầu công việc là chưa hợp lý. Hiện tại ngành y tế không có dôi dư về chuyên môn, nhất là chuyên môn trong điều trị methadone. Những cán bộ hiện tại đều là hợp đồng ngắn hạn (1 năm ký 1 lần), phụ cấp theo Nghị định 92, mức lương thấp bậc 1. Tuy nhiên công tác trên 3 năm đặc thù làm việc khác hơn so với bộ phận khác. Yêu cầu tỉnh cân nhắc xem xét ổn định số đối tượng theo hướng bổ sung biên chế hoặc HĐ 68 để các cán bộ yên tâm công tác.

 

Ngoài ra, một số đại biểu cho rằng công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tài nguyên môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin truyền thông, tôn giáo… còn hạn chế; tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc chưa được kiểm soát đề nghị có phương án, giải pháp xử lý dứt điểm và tăng cường công tác quản lý; đề nghị tỉnh có nhiều giải pháp chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo...Tình trạng một số phóng viên, cộng tác viên của một số báo chí ngoại tỉnh đang hoạt động trên địa bàn có biểu hiện thiếu trung thực gây phiền phức cho các cơ quan, tổ chức đề nghị có giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động thông tin, báo chí trong thời gian tới; đề nghị bỏ chỉ tiêu xây dựng mô hình phát triển kinh tế trong báo cáo của UBND tỉnh (604 mô hình) vì đây không phải là một chỉ số thống kê bắt buộc, chỉ cần nêu rõ thành lập mới bao nhiêu DN, HTX, còn hộ gia đình, tổ hợp tác có xây dựng thành các mô hình thì cũng không nên thống kê vì Bộ luật dân sự 2005 đã không coi hộ gia đình, THT là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.

Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga
 

Về nhiệm vụ giải pháp 2017, đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (tổ đại biểu Can Lộc) đề nghị tăng cường công tác quản lý, điều hành giá để giảm nhẹ các rủi ro của áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, khai thác triệt để các yếu tố giảm giá hàng hóa dịch vụ theo yếu tố thị trường để kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân của năm 2017 dưới 4% …  Đại biểu Nguyễn Văn Danh (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) cho rằng ngoài những giải pháp mà báo cáo của UBND tỉnh đã đề ra cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn; đánh giá kỹ các chính sách đã ban hành để xem xét hiệu quả và quyết định nên để lại chính sách nào và bãi bỏ chính sách chưa phù hợp; cần có giải pháp để quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn các xã nhất là các xã về đích nông thôn mới...;  ưu tiên  hỗ trợ về vay vốn, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến đàu tư, thuê đất để doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh, đóng góp vào ngân sách ….

Ngay sau phiên thảo luận tại Tổ, nửa cuối buổi chiều nay các đại biểu tiến hành phiên thảo luận tại Hội trường và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh. 


    Ý kiến bạn đọc