Đề án chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập với nhiều địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới được xem là một vấn đề không hề đơn giản. Khó khăn về nhận thức trong người dân nông thôn để thật sự chuyên tâm vào sản xuất chuyên môn hàng hoá, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thậm chí là những tồn tại của thực trạng sản xuất cũ...tất cả hãy còn nhiều trăn trở.Với người dân của vùng đất Hộ Độ của huyện Lộc Hà, chỉ có nghề NTTS và làm muối là chính, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư….

"> Đề án chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập với nhiều địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới được xem là một vấn đề không hề đơn giản. Khó khăn về nhận thức trong người dân nông thôn để thật sự chuyên tâm vào sản xuất chuyên môn hàng hoá, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thậm chí là những tồn tại của thực trạng sản xuất cũ...tất cả hãy còn nhiều trăn trở.Với người dân của vùng đất Hộ Độ của huyện Lộc Hà, chỉ có nghề NTTS và làm muối là chính, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư….

" /> Khó khăn trong thực hiện đề án nâng cao thu nhập ở Hộ Độ Đề án chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập với nhiều địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới được xem là một vấn đề không hề đơn giản. Khó khăn về nhận thức trong người dân nông thôn để thật sự chuyên tâm vào sản xuất chuyên môn hàng hoá, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thậm chí là những tồn tại của thực trạng sản xuất cũ...tất cả hãy còn nhiều trăn trở.Với người dân của vùng đất Hộ Độ của huyện Lộc Hà, chỉ có nghề NTTS và làm muối là chính, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư….

"> Đề án chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập với nhiều địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới được xem là một vấn đề không hề đơn giản. Khó khăn về nhận thức trong người dân nông thôn để thật sự chuyên tâm vào sản xuất chuyên môn hàng hoá, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thậm chí là những tồn tại của thực trạng sản xuất cũ...tất cả hãy còn nhiều trăn trở.Với người dân của vùng đất Hộ Độ của huyện Lộc Hà, chỉ có nghề NTTS và làm muối là chính, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư….

" />
Khó khăn trong thực hiện đề án nâng cao thu nhập ở Hộ Độ
EmailPrintAa
07:44 12/09/2012

Đề án chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập với nhiều địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới được xem là một vấn đề không hề đơn giản. Khó khăn về nhận thức trong người dân nông thôn để thật sự chuyên tâm vào sản xuất chuyên môn hàng hoá, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thậm chí là những tồn tại của thực trạng sản xuất cũ...tất cả hãy còn nhiều trăn trở.Với người dân của vùng đất Hộ Độ của huyện Lộc Hà, chỉ có nghề NTTS và làm muối là chính, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư….

Sự xuống cấp và ô nhiễm về nguồn nước cấp và thoát, đó là thực trạng dễ thấy nhất tại đồng muối Hộ Độ trong thời gian gần đây. Toàn bộ hệ thống kênh mương chính từ số 1 đến số 3 của Hộ Độ từ trước đến nay vẫn đang ở trạng thái đất đào. Tuy nhiên, nó lại chịu trọng trách 3 trong 1: điều tiết nguồn nước cấp – thoát phục vụ sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, và cũng là hệ thống thoát thải cho sinh hoạt dân cư. Thực tế này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan, môi trường mà còn gây bức xúc cho người sản xuất muối, nuôi trồng thuỷ sản và ngay cả chính người làm công tác quản lý thủy lợi nội đồng trên địa bàn. Cùng đi với chúng tôi, Anh Trương Văn Hưng – cán bộ giao thông thủy lợi nội đồng xã Hộ Độ cho biết: Để điều tiết được nguồn nước phục vụ trong hoàn cảnh 3 trong 1 – vừa đáp ứng cho NTTS, vừa làm muối, vừa thoát thải vệ sinh môi trường cho các khu dân cư như thế này thì quả thật rất vất vả. Đủ nguồn nước đã khó huống chi nói đến nước sạch, đảm bảo đúng yêu cầu. Chúng tôi đã nhiều lần huy động bà con nhân dân tập trung nạo vét, làm vệ sinh môi trường, bồi trúc hệ thống lòng kênh mương nhưng do toàn be đất nên dễ bị sạt lở, thực vật hoang dại lấn chiếm….

 

Ngoài nghề nuôi trồng thủy sản và lao động phổ thông, người dân Hộ Độ chủ yếu sống bằng nghề làm muối. Toàn xã hiện có hơn 90ha đồng đất với 1.250 hộ chuyên sản xuất muối. Riêng cư dân ở 3 xóm Yên Thọ, Trung Châu và Liên Xuân đã chiếm trên 33% diện tích đồng muối. Với mục tiêu quy hoạch, phát triển nghề muốitruyền thống, đưa tiến bộ kỹ thuật vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2008-2010, tổ chức Phi chính phủ do Trung tâm cộng đồng thuộc sở Ngoại vụ đã hỗ trợ đầu tư 281 triệu đồng trên diện tích 52 sào cho các hạng mục của công đoạn muối kết tinh trên sân phơi gồm ô nề, chắt lọc. Sau đó Sở NN&PTNT cũng đã đầu tư hỗ trợ làm dạt lọc phơi cát, bể đựng nước bằng bê tông với kinh phí 110 triệu đồng. Tuy nhiên, sự đầu tư này vẫn là qúa nhỏ so với nhu cầu chung....Đồngmuối này một thời nổi tiếng về sản lượng thì giờ đây, so với toàn cảnh chung của nghề muối cả tỉnh, đời sống diêm dân Hộ Độ lại khá thấp. Công nghệ lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là muối thô, lẫn nhiều tạp chất, năng suất không ổn định,giá cả bấp bênhcàng làm chohiệu quả kinh tế không cao.Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngành muối chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống kênh mương dẫn nước vào ruộng chủ yếu là tận dụng dòng nước dọc bờ bao, cao trình mặt ruộng thấp, không có đê bảo vệ khi nước sông lên cao; hệ thống kho dự trữ tạm bợ, hao hụt nhiều, không bảo đảm an toàn khi mưa bão... Thực trạng này càng khiến người dân Hộ Độ không mấy mặn mà với nghề xưa. Ông Lê Doãn Tuyết – Thôn trưởng thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ nói: Từ bao đời nay, người dân Hộ Độ chỉ biết có 2 nghề chính là làm muối và NTTS. NTTS không phải ai cũng làm được vì cần nhiều công sức, vốn liếng đầu tư. Còn làm muối thì hầu như cả xã ai cũng biết và cùng làm. Bây giờ cơ chế thị trường, Nhà nước kêu gọi ứng dụng KHKT để nâng cao thu nhập để XD NTM, bản thân diêm dân chúng tôi cũng muốn làm ra những sản phẩm sạch, có chất lượng, thương hiệu để bán ra thị trường, nhưng với hệ thống kênh mương cung cấp nguồn nước sản xuất xuống cấp và đang ngày càng bị ô nhiễm do phải gánh thêm tiêu thoát cho sinh hoạt ở các khu dân cư đổ ra nữa thì đến hạt muối còn khó làm nói chi đến NTTS. Cho nên mong ước lâu nay của bà con chúng tôi là Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng được trục kênh mương chính phục vụ sản xuất…

Theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, muốn thực hiện thành công tiêu chí số 10 và 12 về việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập thì phải đảm bảo thực hiện được một cách căn bản và có hệ thống nhiều nội dung liên quan như:  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống... Với xã Hộ Độ, thế mạnh truyền thống là làm muối, trong nhiều năm qua, để giúp bà con diêm nghiệp vợi bớt những khó khăn, UBND xã Hộ Độ cũng đã tổ chức đoàn đi tham quan học hỏi các mô hình làm muối sạch bằng bạt, chắt lọc làm muối tinh nhưng do điều kiện chất đất, diện tích sân phơi nhỏ so với dự án, hệ thống kênh trục không được đầu tư cứng hóa, dẫn đến luôn bị rong rêu, cỏ tảo xâm thực nên không thể đảm bảo áp dụng. Trước tình hình đó, theo ông Nguyễn Văn Điệp – chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết - trong quy hoạch chung về xây dựng NTM cũng như đề án chuyển đổi sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, xã Hộ Độ đã có quyết định chuyển đổi số đất đang dần bị hoang hóa sang trồng rau màu và quy hoạch thành vùng NTTS.  Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn không ít. Do đó rất mong muốn tỉnh tiếp tục có sự quan tâm hỗ trợ để có thể triển khai dự án xây dựng nâng cấp trước mắt là tuyến kênh trục chính số 1 và số 2. Đó là cơ sở để chính quyền và người dân nơi đây sớm có điều kiện khắc phục tình hình.

          Ngoài sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản thì nghề làm muối cũng được xem là nghề chính, nghề lâu đời của diêm dân Hộ Độ. Tuy nhiên, trong điều kiện,sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết thì vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất muối nói chung, đặc biệt là sản xuất muối theo phương pháp phơi cát ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Đất sản xuất ít, bình quân diện tích thấp, thu nhập của người lao động chỉ đạt 500.000 đồng đến 600.000 đồng/lao động/tháng... nên khả năng tích luỹ để tái đầu tư cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vấn đề của Hộ Độ bây giờ chính là việc xác định ngành nghề, sản phẩm chủ lực phải cùng đi với tư duy và cách thức tổ chức sản xuất hàng hóa; phải thực sự là ngành nghề, sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có lợi thế trên thị trường. Có như vậy, vấn đề chuyển đổi sản xuất, nâng cao thu nhập mới thực sự có hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn - tạo điều kiện xây dựng NTM bền vững


    Ý kiến bạn đọc