|
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao sản xuất lan hồ điệp tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà |
Theo đó, đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt trên mức trung bình của cả nước.
Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 40 - 50%. Tăng dần tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm. Quy mô kinh tế số phấn đấu đạt 15 - 20% GDP. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp phấn đấu đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt phấn đấu đạt trên 80%. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phấn đấu đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa và con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương, tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh duy trì trên 0,7.
Từ năm 2026, đảm bảo tối thiểu 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo công lập được sắp xếp bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo; nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo phấn đấu đạt 12 người/một vạn dân; tỷ lệ đơn đăng ký, khai thác quyền sở hữu công nghiệp tăng >10%.
Hạ tầng công nghệ số phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại, dung lượng lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các tỉnh trong cả nước; từng bước ứng dụng hiệu quả một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử, nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi. Phủ sóng 5G toàn tỉnh. Xây dựng thành phố Hà Tĩnh thành đô thị thông minh; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại địa phương.
Thực hiện quản lý nhà nước trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số. Phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hóa số phấn đấu đạt mức cao trong các tỉnh. Đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.
Đến năm 2045, Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế mạnh của khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung với cơ cấu chính là công nghiệp - dịch vụ; thu hút một số tổ chức, doanh nghiệp công nghệ đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại địa phương. Tăng cường triển khai việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất và đời sống.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra 07 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như:
Thứ nhất , nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền; quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, xác định rõ trách nhiệm và chủ động triển khai thực hiện. Bố trí phù hợp số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật trong cấp ủy các cấp. Triển khai sâu rộng hiệu quả phong trào “học tập số”, “Bình dân học vụ Số” phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức và Nhân dân; các phong trào khởi nghiệp sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao động. Tạo bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, đặc biệt cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa hoặc chưa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận công nghệ.
Thứ hai , tập trung rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa cơ chế, chính sách thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ban hành, triển khai các cơ chế, chính sách để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước; tập trung nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư ngoài ngân sách cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, ứng dụng. Đầu tư, nâng cấp và có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động hiệu quả. Có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng.
Ban hành chính sách đặc thù để thu hút, tuyển dụng, phát triển nhân lực về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị; chính sách đặc thù hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng giai đoạn sau năm 2025 theo quy định. Thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cơ cấu lại nguồn ngân sách chi sự nghiệp khoa học và công nghệ bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.
![]() |
Nhờ áp dụng KHCN nên năng suất, chất lượng việc trồng Nấm ngày càng cao
|
Thứ ba , tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm. Bố trí đầu tư nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển. Xây dựng các đơn vị sự nghiệp về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng làm nòng cốt để thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; cung cấp có hiệu quả các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; chuyển đổi số khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng internet vạn vật (IoT) để trở thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh.
Thứ tư , phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Triển khai các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ tài năng trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược; tăng cường liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn chất lượng cao phục vụ khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.
Thứ năm , đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể, đưa toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị lên môi trường số, bảo đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước; hoàn thiện nền tảng số dùng chung của tỉnh, tích hợp vào nền tảng số dùng chung quốc gia. Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hoá và dựa trên dữ liệu; tăng cường giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong phục vụ Nhân dân. Phát triển và làm chủ công nghệ các nền tảng số đảm bảo an toàn, nhiều tiện ích cho người dân; phổ cập nhanh các dịch vụ số thiết yếu cho người dân; triển khai giải pháp hỗ trợ, bảo vệ người dân trên không gian mạng ở mức cơ bản, tạo lập niềm tin số.
Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cuối cùng , tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các địa phương trong nước, các địa phương tại các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số phát triển, nhất là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử và các công nghệ chiến lược khác. Có chính sách mua, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của tỉnh. Hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước để đưa công nghệ hiện đại vào Hà Tĩnh, tham gia các chương trình liên tỉnh, liên vùng để khai thác tiềm năng khoa học công nghệ và kinh tế số. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, thu hút các nguồn lực bên ngoài, nâng cao tự chủ về công nghệ.
Năm 2024, có 9 chỉ tiêu KH,CN và ĐMST, trong đó có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch; trong đó, 02 chỉ tiêu vượt kế hoạch là tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị; cơ sở sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; 07 chỉ tiêu đạt kế hoạch là tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ; Cơ quan hành chính áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng theo yêu cầu TCVN ISO 9001:2015; doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận chính sách Khoa học Công nghệ; hoàn thành nhiệm vụ theo chương trình khung của UBND tỉnh và của Sở; hồ sơ tiếp nhận, giải quyết sớm và đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; thứ hạng cải cách hành chính xếp loại xuất sắc các sở, ngành cấp tỉnh.
Tin mới cập nhật
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn, đất nước là quê hương ( 17/04)
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, đồng thuận với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ( 16/04)
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ( 16/04)
- Hiệu quả từ chủ trương tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới ( 11/04)
- Hà Tĩnh chúc Tết Bunpimay tỉnh Bolikhămxay, vun đắp tình hữu nghị Việt – Lào ( 03/04)
- Một số ý kiến tham gia góp ý đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ( 02/04)