Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể
EmailPrintAa
11:23 21/11/2012

 Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Thẩm nhuần chủ trương đó, trong thời gian vừa qua MTTQ, các đoàn thể Hà Tĩnh đã chủ trọng đến thực hiện có hiệu quả nội dung này với mục tiêu tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là sau Hội Nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI .

 

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong những năm qua Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng các quy chế phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan (HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh …) để thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội. Trong chương trình công tác định kỳ và trong các buổi làm việc với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị, Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đã yêu cầu một trong những nội dung trọng tâm mà MTTQ và các đoàn thể cần tập trung giám sát việc thự hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Do vậy, chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được thực hiện có hiệu quả. Trong đó nổi bật là kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh về hỗ trợ người nghèo ăn Tết hàng năm, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ xã, phường, thị trấn, giám sát việc bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ (2011 – 2016)… Sau kiểm tra, giám sát, MTTQ và các đoàn thể đã chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, kiến nghị những giải pháp thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, MTTQ, các đoàn thể đã chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong nhiệm vụ giám sát những vấn đề bức xúc ở địa phương có liên quan đến phát huy dân chủ của công dân như: quán lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính…

 

Thông qua việc tập hợp các ý kiến của cứ tri trong toàn tỉnh, MTTQ các cấp đã kiến nghị Quốc hội và HĐND các cấp xem xét, giải quyết những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn cuộc sống, những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chính quyền các cấp … Có thể khẳng định rằng, công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hoạt động giám sát của MTTQ và các đoàn thể còn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả giám sát chưa cao, nội dung giám sát chưa cụ thể, hình thức giám sát chưa linh hoạt, các hoạt động giám sát chưa được quan tâm thực hiện nền nếp thường xuyên, liên tục; việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cứ tri với Đại biểu HĐND các cấp, hội nghị lấy ý kiến nhân dân số lượng người tham gia ít; việc lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ chưa thường xuyên, xứ lý đối với người không được tín nhiệm chưa nghiêm. Đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, việc  đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ còn những hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng, quán lý, điều hành của Nhà nước, trong thời gian tới cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Cần sớm hoàn chỉnh và ban hành quy chế, cơ chế về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, phản biện của MTTQ, các đoàn thể. Từ Đại hội IX, X, XI, hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ, các đoàn thể đều được đề ra, Luật MTTQ Việt Nam có quy định hoạt động giám sát ở điều 12, nhưng đến nay chưa có cơ chế, quy chế cụ thể để thực hiện, nên hệ thống MTTQ, các đoàn thể chưa phát huy hết vai trò, vị thế và trách nhiệm của mình.

Thứ hai: Đổi mới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể trong thực hiện chức năng giám sát, phản biện. Vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các đoàn thể đã được Đảng, Nhà nước và luật pháp khẳng định (trong đó có Luật MTTQ VN năm 1999). Vì vậy, cùng với quá trình hoàn chỉnh pháp luật về giám sát, phản biện, MTTQ, các đoàn thể phải chủ trọng đổi mới hoạt động giám sát của mình, thường xuyên phải được củng cố về tổ chức đội ngũ cán bộ, tỏ chức đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Họat động của MTTQ và các đoàn thể không thể trông chờ  khi nào Đảng, Nhà nước yêu cầu mới giám sát, phản biện, mà cần phải giám sát, phản biện thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

 Thứ ba: Phải công khai, minh bạch thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận các nguồn thông tin; thông tin phải kịp thời, trung thực, toàn diện trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan công quyền và trong suốt cả quá trình hoạch định và thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên từng địa bàn; phát triển loại hình thông tin trực tuyến trên Internet, báo điện tử, thiết lập hệ thống Website của mỗi cơ quan công quyền; phát huy vai trò của báo chí nhằm giúp người dân nắm bắt được các thông tin liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể đối hoạt động của Đảng, Nhà nước là một vấn đề lớn, quan trọng nhưng cũng là một vấn đề mới cả trong nhận thức và trong tổ chức thực hiện. Chính vì vậy Nghị quyết Trung ương 4 đã yêu cầu hệ thống MTTQ, các đoàn thể trong năm 2012 phải ban hành quy chế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, trong đó có cơ chế giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ chế để mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Thực hiện tốt yêu cầu về giám sát và phản biện xã hội mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra giúp cho hệ thống MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò của tổ chức mình góp phần quan trọng cùng với toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi mục đích, yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra


    Ý kiến bạn đọc