Thăm lại bản rào tre
EmailPrintAa
08:56 25/02/2013

 

Đã hơn 8 năm, nay tôi mới có dịp về thăm lại bản Rào Tre (Xã Hương Liên, huyện Hương Khê). Vẫn bà con quen thuộc, vẫn những con người ấy, như anh Hồ Kính Trưởng bản, chị Hồ Thị Nam Chủ tịch chi Hội phụ nữ..., những cảnh quan của bản đã thay đổi nhiều. Không còn nhà ở lụp xụp, hay hiện tượng khi thấy cán bộ trên về thăm thì bà con mặc rách rưới xúm lại xin gạo, xin tiền... Con đường đi từ xã vào bản không còn lầy lội như hồi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh về thăm.

 

Thời gian trôi đi, mặc dầu chưa lâu, nhưng sự đói nghèo, lạc hậu của một dân tộc với trình độ dân trí thấp ở tốp cuối của 54 dân tộc trong cộng đồng người Việt đã có sự thay đổi đáng mừng. Đường từ xã vào bản được rải nhựa, cầu cứng xi măng bắc qua suối nối liền bản Rào Tre với các xóm làng chung quanh góp phần làm thay đổi diện mạo của bản, Tôi ngỡ ngàng trước cánh đồng hàng chục mẫu ruộng nước ở trước bản. Chưa đến mùa xuống mạ, nhưng toàn bộ đất đại được cày bừa kỹ và bà con đàng be bờ giữ nước để làm ải. Anh Hồ Kính và các đồng chí ở Tổ công tác của Bộ đôi biên phòng chỉ cho tôi kho lúa giống xuân muộn mà dân bản đã chuẩn bị để gieo cấy sắp tới. Thật là mừng khi được bà con khoe giờ đã biết làm ruộng, toàn bộ 33 hộ (trước đây có 22 hộ) không còn đói ăn, thiếu mặc, con em cũng tới trường học tập. Có em đã ra học ở trường Đại Học Nghệ thuật quân đội, hiện có 2 em đang học trường nội trú của huyện, Tôi trực tiếp được chứng kiến một số hộ đã thoát nghèo để có của ăn của để. Trong nhà có xe máy, cạnh nhà ở có chuồng bò, chuồng lợn, có vườn rau xanh và cây ăn quả... không khác gì mấy vườn của đồng bào Kinh sống chung quanh. Dân bản từ chỗ chỉ biết ăn ngày nào lo ngày ấy, thiếu ăn thì chạy vào rừng hái lượm, có gì trong nhà mang đi đổi rượu và thuốc để uống và hút, nay nhiều hộ đã có từ duy làm làm ra để cất trữ, biết lo không chỉ để ăn hôm nay, mà còn tính toán làm giàu.

Ruộng lúa của Bà con dân tộc Chứt
 

Điều mừng nữa, như đồng chí Bí thư Đảng ủy Hương Liên cho biết, bản hiện đã có 3 đảng viên chính thức, sắp tới sẽ thành lập chi Bộ Đảng riêng của bản. Chị Hồ Thị Nam là Đảng ủy viên và Thường vụ Hội phụ nữ xã, bản đã tổ chức Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân... Bà Con khoe với tôi, vừa qua tham gia Hội thi tìm hiển pháp luật của đồng bào các dân tộc thuộc các tỉnh miền trung, đại diện của bản Rào Tre đoạt giải nhất, trong hội diễn văn nghệ của 6 tỉnh, tiết mục của bà con ở đây được giải nhì. Thế là người Chứt ở bản Rào Tre, Hà Tĩnh đã vươn ra khỏi bản làng chật hẹp của mình, đã mở mày mở mặt  với các dân tộc khác trong cả nước.

Để có được kết quả như hôm nay là một quá trình, từ những năm 60 thế kỷ trước bà con dân tộc Chứt sống du canh du cư trong rừng được tổ chức lại để sống định canh định cư. Qua một thời gian dài, mặc dầu đã rất công phu, tỉnh cử nhiều đoàn công tác về nằm vùng, đầu tư, hỗ trợ vật chất để giúp bà con dân bản sinh sống nhưng sự chuyển biến rất chậm. Đã có những đợt vân động giúp làm nhà, làm bể nước công cộng, khai hoàng ruộng nước... nhưng rồi một thời gian đâu lại vào đấy. Sống quen với cảnh du canh du cư, với phương thức hái lượm, ngày ngày vào rừng khiếm của mài, củ nâu..., không chịu làm ăn chỉnh chu. Từ những năm 2000 trở lại đây, khi có chủ trương của tỉnh giao cho Bộ đội Biên phòng về trực tiếp cùng ăn ở, sinh hoạt giúp đỡ bà con một cánh cặn kẽ, "cầm tay chỉ việc", thì mới tạo được sự chuyển biến dần dần. Với cách làm từng bước, hướng dẫn bà con để nâng dần trình độ dân trí, giúp làm ruộng nước, giúp tổ chức cuộc sống trong gia đình; đến việc chăm lo xóa mù chữ, giữ gìn vệ sinh, hướng dẫn ăn ở, sinh hoạt... Cứ ngày ngày thấm dần vào từng người, từng nhà, đến toàn bản biết làm chủ và cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Cùng với việc hỗ trợ về vật chất, anh em ở Tổ công tác biết khơi dậy tính chủ động, sáng tạo cho bàn con, bồi dưỡng những nòng cốt, đưa vào Đảng và vào Đoàn, tạo điều kiện cho con em được đi học ở trường xã, trường huyện, rồi gửi ra Hà Nội học. Cứ như vậy làm thay đổi dần cung cách làm ăn, sinh hoạt trong cuộc sống để ý thức về Chính trị - Xã hội cho bà con dân bản.

Điều mà đồng chí huyện Hương Khê xã Hương Liên cũng như các đồng chí ở Bộ chị huy bô đội Biên phòng còn lo lắng là tính bền vững. Đúng vậy, nếp sống, phong tục tập quán của một dân tộc là cái cố hữu, để làm thay đổi được không chỉ ngày một ngày hai không thể làm theo phong trào hay áp đặt, mà phải kiên nhẫn, kiên trì, có bước đi và cách làm thích hợp trên cơ sở dựa vào dân bản, thức tỉnh và nâng cao dần trình độ và ý thức tự chủ, cũng với việc hỗ trợ tạo mọi điều kiện cho bà con vươn lên. Ví như, chuyện "Hôn nhân cận huyết", dù vẫn biết đây là một điều rất hệ trọng cần tránh để giữ gìn nòi giống, nhưng muốn thế thì phải tạo điều kiện cho họ giao lưu, có quan hệ với bản cùng tộc hoặc cận tộc ở các vùng chung quanh... Nói thế để biết được như hôm nay là nhờ công sức tổng hợp của các ngành, các cấp, của cộng đồng bà con ở đây, đặc biệt là của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, tuy vậy những kết quả đạt được cũng đang là khiêm tốn. Con đường để đưa bà con dân tộc Chứt ở Rào Tre kết hợp được bản sắc của dân tộc minh, với đi lên xây dựng cuộc sống mới là một quá trình còn lâu dài. Nhưng với kinh nghiệm và thực tế đã có, tin rằng dân bản Rào Tre với sự giúp đỡ của  Bộ đội Biên phòng cùng với bà con xã Hương Liên sẽ "Chung lưng đấu cật" xây dựng nông thôn mới thành công.

 


    Ý kiến bạn đọc