Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với sở Kế hoạch và Đầu tư
EmailPrintAa
15:56 16/02/2012

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, vừa qua Đoàn ĐBQH tỉnh đã làm việc với sở Kế hoạch và Đầu tư để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 436/NQ-UBTVQH13 ngày 03/01/2012 của UBTVQH. Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo: Mặt trận Tổ quốc tỉnh, sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, sở Giao thông - Vận tải, Hội nông dân tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh, Lãnh đạo và trưởng, phó các phòng chuyên môn của sở Kế hoạch - Đầu tư. Đồng chí Trần Tiến Dũng, TUV, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Đ/c Trần Tiến Dũng Tỉnh UV, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc

     

   Sau khi có Nghị quyết số 39 – NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010; Nghị quyết số 26 –NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nghị quyết, nghị định, quyết định của Trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình hành động, đề án,  quyết định, một số cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Sau hơn 6 năm thực hiện đã mang lại kết quả to lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 23,91%(theo chuẩn nghèo mới), giảm tỷ lệ lao động nông thôn xuống còn 64%, nâng thu nhập bình quân đầu người từ 5,11 triệu đồng năm 2006 lên 12,17 triệu đồng năm 2010 và 16,367 triệu đồng năm 2011; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững. Về tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, cả tỉnh đã huy động được: 43.772,19 tỷ đồng(vốn ngân sách 32.244,81 tỷ); trong đó đầu tư công cho khu vực nông nghiệp, nông thôn là 20.719,9 tỷ đồng, chiếm 64,25% vốn ngân sách, bao gồm: vốn ngân sách Trung ương(kể cả vốn chương trình mục tiêu quốc gia) 15.249,56 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 1.544,26 tỷ, vốn ODA 671,13 tỷ, vốn trái phiếu Chíh phủ 3.254,95 tỷ. Kết quả đầu tư công trên một số lĩnh vực đã thực hiện được: về thủy lợi, đến nay đã xây dựng được 345 hồ chứa, với sức chứa trên 762,6 triệu m3 nước, đang xây dựng và nâng cấp thêm 49 hồ, trong đó có những công trình quy mô lớn: hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang, hồ chưa nước thượng nguồn sông Trí, hệ thống thủy lợi cống Đức Xá, kênh trục sông Nghèn …; 32 tuyến đê với tổng chiều dài 318,7km; quy hoạch, xây dựng 13 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 410,57ha, đang tiến hành thành lập 4 cụm, có 64 dự án đăng ký, trong đó 54 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh; đến hết năm 2011, cả tỉnh có 210 cơ sở thu mua, chế biến hàng thủy sản, hơn 4.000 cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm sản và trên 30 làng nghề truyền thống; hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, đến nay cả tỉnh có trên 2.100km/3614,72km đường xã và trên 2.318/2.890,64km đường thôn, xóm được cứng hóa; hệ thông lưới điện có tổng chiều dài 2.327km, với các lưới 6,12,0,22,35 kv, 9 trạm trung gian, 1.892 trạm phân phối khu vực; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, cơ sở hạ tầng dịch vụ kỷ thuật sản xuất nông nghiệp được đầu tư phát triển, đến nay toàn tỉnh có 154 chợ nông thôn, đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho nông dân; có trên 70% số xã trong toàn tỉnh có trụ sở làm việc 2 tầng, khá khang trang, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới; có 262/262 xã, phường, thị trấn có đài phát thanh; 116/278 trường mầm non, 296/306 trường tiểu học, 202/189 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 100% các trung tâm y tế cấp huyện được quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh; nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 đã huy động được 185,8 tỷ đồng … Tuy nhiên bênh cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công ở tỉnh ta trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: về chất lượng quy hoạch  phát triển giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỷ thuật còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao, chưa dồng bộ, còn chồng chéo, thiếu tính chiến lược, nguồn lực để thực hiện chưa đáp ứng, triển khai quy hoạch chậm, tính khả thi không cao; một số công trình dự án không thực hiện đúng kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn đầu tư hạn chế; chất lượng một số công trình, dự án chưa đáp ứng yêu cầu; việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn chưa rõ nét, chưa có hướng dẫn cụ thể, nguồn vốn đầu tư thấp, so với nhu cầu đầu tư; công tác quản lý sau đầu tư, công tác duy tu, bão dưỡng gặp nhiều khó khăn …

Đoàn đi kiểm tra hệ thống đường, kè Sông Nghèn

     

   Sau khi nghe ý kiến chất vấn của các đại biểu và báo cáo giải trình của lãnh đạo sở Kế hoạch - Đầu tư, thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Trần Tiến Dũng đã biểu dương những nổ lực của sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc tham mưu cho tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho lĩnh vực nông ngiệp, nông thôn và nông dân; những kết quả đạt được hết sức to lớn, làm thay đổi diện mạo của nông thôn Hà Tĩnh, được Trung ương đánh giá cao và là mô hình tốt cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước về học tập. Đối với những kiến nghị đề xuất của các đại biểu, Đoàn giám sát tiếp thu và tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với Chính phủ. Sau buổi làm việc với sở Kế hoạch – Đầu tư, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi giám sát thực tế các công trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như: đường giao thông nông thôn, hệ thống kè sông, kè biển tại huyện Can Lộc, Lộc Hà và làm việc với 2 xã: Thiên Lộc(Can Lộc), Thạch Châu(Lộc Hà) về xây dựng nông thôn mới. 

Làm việc với UBND xã Thiên Lộc - Can Lộc

 

Đoàn giám sát đường giao thông nông thôn ở xã Thạch Châu - Lộc Hà

 

...Và làm việc với UBND xã Thạch Châu - Lộc  Hà

 


    Ý kiến bạn đọc